19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Bộ Y tế khuyến cáo 19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất cùng 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2.

Bộ Y tế ngày 31/7 đã ban hành Quyết định 3646/QĐ-BYT phê duyệt tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2. Theo đó, các F0 được phân loại theo 4 mức độ nguy cơ thấp (màu xanh), trung bình (màu vàng), cao (màu da cam) và rất cao (màu đỏ).

19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Virus SARS-CoV-2.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo 19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất. Một trong các bệnh nền này khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị virus tấn công gây biến chứng nhanh hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.

  • 1. Đái tháo đường.
  • 2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác.
  • 3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
  • 4. Bệnh thận mãn tính.
  • 5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
  • 6. Béo phì, thừa cân.
  • 7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
  • 8. Bệnh lý mạch máu não.
  • 9. Hội chứng Down.
  • 10. HIV/AIDS.
  • 11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ.
  • 12. Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • 13. Bệnh hen suyễn.
  • 14. Tăng huyết áp.
  • 15. Thiếu hụt miễn dịch.
  • 16. Bệnh gan.
  • 17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
  • 18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • 19. Các loại bệnh hệ thống.

Bộ Y tế cũng đưa ra 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2 gồm ho; sốt (trên 37,5 độ C); đau đầu; đau họng, rát họng; sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi; khó thở; đau ngực, tức ngực; đau mỏi người, đau cơ; mất vị giác; mất khứu giác; đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Trong hội nghị trực tuyến tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực phòng chống Covid-19 sáng 2/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh đợt dịch này diễn biến nhanh, trên địa bàn rộng, trong một thời gian ngắn, số ca mắc tăng rất cao. Dịch "đánh" vào những địa bàn trọng điểm, rất khó có thể đưa số ca nhiễm về 0. Do đó, các địa phương phải xác định tiếp tục công cuộc phòng chống dịch nhanh, mạnh và bền bỉ.

Bộ Y tế đã thành lập 12 Trung tâm Hồi sức tích cực Quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế, chịu sự quản lý và phân công trực tiếp của lãnh đạo Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Trung tâm là cơ sở điều trị cao nhất, có nhiệm vụ thu dung, điều trị và thực hiện các kỹ thuật hồi sức tích cực cao, phức tạp nhất cho các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch trong bậc thang điều trị ca bệnh Covid-19.

Các Trung tâm Hồi sức tích cực đặt mục tiêu thiết lập mãng lưới các trung tâm thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trên phạm vi toàn quốc. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng đồng bộ cho các Trung tâm Hồi sức tích cực được Bộ Y tế phân công thu dung, điều trị người bệnh mắc Covid-19 nặng và khoa hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện kháng thể chặn được biến chủng Delta

Phát hiện kháng thể chặn được biến chủng Delta

Các kháng thể đặc biệt này được tìm thấy trên lạc đà Alpaca, có kích thước siêu nhỏ và hứa hẹn mở ra biện pháp mới trong điều trị Covid-19.

Đăng ngày: 05/08/2021
Nguy cơ phát tán virus từ người đã tiêm vaccine và hiểm họa mới từ biến thể Lambda

Nguy cơ phát tán virus từ người đã tiêm vaccine và hiểm họa mới từ biến thể Lambda

Nghiên cứu mới cho thấy người đã tiêm vaccine vẫn có nguy cơ phát tán virus ra cộng đồng, trong khi biến thể Lambda đang cho thấy khả năng lây lan và kháng vaccine đáng lo ngại.

Đăng ngày: 04/08/2021
Cận cảnh công nghệ vaccine mARN Vingroup vừa nhận chuyển giao

Cận cảnh công nghệ vaccine mARN Vingroup vừa nhận chuyển giao

Công nghệ mARN trong sản xuất vaccine được các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá là " cuộc cách mạng ngành dược" của thế giới.

Đăng ngày: 04/08/2021
Thông tin về 7 loại vắc xin ngừa Covid-19 dạng xịt mũi

Thông tin về 7 loại vắc xin ngừa Covid-19 dạng xịt mũi

Vắc xin ngừa Covid-19 xịt qua đường mũi đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vắc xin sẽ tạo phản ứng miễn dịch ngay tại mũi, cửa ngõ xâm nhập của virus corona.

Đăng ngày: 04/08/2021
Nếu tất cả mọi người đều nhiễm Covid-19 thì thế giới sẽ ra sao?

Nếu tất cả mọi người đều nhiễm Covid-19 thì thế giới sẽ ra sao?

Dường như dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, việc phải sống cùng Covid-19 không có nghĩa là chúng ta sẽ từ bỏ và để nó lây lan không kiểm soát.

Đăng ngày: 03/08/2021
Súc họng thế nào để chặn Covid-19?

Súc họng thế nào để chặn Covid-19?

Bác sĩ khuyến cáo súc họng bằng dung dịch chlohexidin, xịt họng với betadin, có thể giúp ngăn cản virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Đăng ngày: 03/08/2021
Tìm ra triệu chứng khác biệt giữa nam và nữ khi mắc Covid-19

Tìm ra triệu chứng khác biệt giữa nam và nữ khi mắc Covid-19

Sau khi nghiên cứu hồ sơ của 38.000 người trưởng thành mắc Covid-19, các nhà nghiên cứu tại Đại học King’s College London đã phát hiện khác biệt khi mắc giữa nam và nữ.

Đăng ngày: 03/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News