19 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới 2024

Năm nay, Việt Nam có 19 nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng của Research.com, trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu với 4 nhà khoa học.

Website Research.com (cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới) vừa công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc năm 2024. Trong đó, 19 nhà khoa học là người Việt Nam đang công tác trong nước có tên trong bảng xếp hạng.

Trong đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của gần 170.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới và phân chia thành 26 lĩnh vực để xếp hạng. Trong 26 lĩnh vực này, năm nay, 10 lĩnh vực có tên Việt Nam.


4 nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội lọt bảng xếp hạng.

Hàng loạt nhà khoa học Việt có tên trong danh sách ở nhiều lĩnh vực: Quản lý và kinh doanh, Hóa học, Khoa học máy tính, Kinh tế và tài chính, Kỹ thuật và công nghệ, Khoa học môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học, Khoa học xã hội và nhân văn.

Bảng xếp hạng các nhà khoa học xuất hiện trong từng lĩnh vực nêu trên, có tên các nhà khoa học Việt hoặc tên nước ngoài ghi địa chỉ trường đại học ở Việt Nam ít nhất là 1 người ở 1 lĩnh vực và nhiều nhất là 7 người (khoa học máy tính, cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ).

Ở các lĩnh vực có tên nhiều nhà khoa học Việt quen thuộc: PGS.TS Lê Hoàng Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lĩnh vực Khoa học máy tính; GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) lĩnh vực Kỹ thuật và công nghệ; GS.TS Trần Xuân Bách (trường Đại học Y Hà Nội) lĩnh vực Y học.

GS.TS Võ Xuân Vinh (Đại học Kinh tế TP.HCM) lĩnh vực Kinh tế và tài chính; PGS.TS Nguyễn Thời Trung (trường Đại học Văn Lang) và GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (trường Đại học Công nghệ TP.HCM) lĩnh vực Cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ…

Lĩnh vực Toán học năm nay lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng này với 2 tên tuổi là GS Ngô Việt Trung, Viện Toán học và GS Phan Quốc Khánh, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng này ở lĩnh vực hóa học, nhà khoa học xuất sắc nhất Việt Nam là GS Philippe Derreumaux (ghi địa chỉ Trường đại học Tôn Đức Thắng) với chỉ số D là 63, thứ 6.336 thế giới. Đây cũng là nhà khoa học duy nhất đại diện Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng này năm nay ở lĩnh vực Hóa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
Sắp diễn ra cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness lớn nhất trong 50 năm qua, sẽ dùng hàng loạt thiết bị tối tân

Sắp diễn ra cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness lớn nhất trong 50 năm qua, sẽ dùng hàng loạt thiết bị tối tân

Trung tâm hồ Loch Ness ở Scotland đang lên kế hoạch cho dự án truy lùng dấu vết của Quái vật hồ Loch Ness lớn nhất kể từ năm 1972 cho đến nay.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 18/10/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News