2/3 dân số thế giới thiếu nước trầm trọng

Nghiên cứu mới cho thấy số người bị thiếu nước nghiêm trọng cao hơn rất nhiều so với các thống kê trước đây.

Theo The Verge, một nghiên cứu được công bố trong tuần vừa qua đã cho thấy có khoảng 4 tỷ người gặp tình trạng thiếu nước trầm trọng ít nhất 1 tháng trong 1 năm, và gần một nửa trong số này sống tại Trung Quốc và Ấn Độ. Nghiên cứu nói trên cho thấy vấn đề thiếu nước sạch trầm trọng hiện đang ảnh hưởng tới nhiều người hơn suy nghĩ thông thường và cũng làm gia tăng các lo ngại về tính bền vững của thói quen sử dụng nước hiện nay của con người.


Có khoảng 4 tỷ người gặp tình trạng thiếu nước trầm trọng ít nhất 1 tháng trong 1 năm.

Các nghiên cứu trước đây đều đưa ra kết luận rằng có khoảng 1,7 đến 3,1 tỷ người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước. Nhưng các nghiên cứu này đều dựa trên các số liệu thường niên, không tính toán tới các thay đổi trong nguồn cung và mức tiêu thụ nước trong suốt cả năm. Trong bản nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu hàng tháng để đánh giá tình trạng thiếu nước từ năm 1996 - 2005, dựa trên các nhu cầu nông nghiệp, đô thị và môi trường.

Kết quả cho thấy không chỉ các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia nghèo đói như Bangladesh, Pakistan, Nigeria gặp phải tình trạng thiếu nước mà ngay cả 130 triệu người dân tại nước Mỹ (chủ yếu tại các bang California, Texas và Florida) cũng đang rơi vào tình cảnh này. "Tình trạng thiếu nước đã trở thành một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Chúng ta đều có liên hệ tới vấn đề này", GS. Arjen Hoekstra, bộ môn quản lý nước tại ĐH Twente (Hà Lan) và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu khẳng định.


Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do mức độ gia tăng dân số quá nhanh.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do mức độ gia tăng dân số quá nhanh, trong đó nông nghiệp hiện đang tiêu tốn phần lớn lượng nước trên toàn cầu. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến cho tình trạng thiếu nước trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là khi hạn hán xảy ra sâu rộng hơn.

Tác giả của nghiên cứu này hy vọng rằng biện pháp giới hạn mức độ tiêu thụ nước và tăng hiệu quả sử dụng nước sạch sẽ giúp giảm thiểu vấn đề sống còn này. Tuy vậy, giáo sư Hoekstra cũng cho biết: "Về mặt hành động thực tế, chúng tôi vẫn chưa thấy gì nhiều".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News