2 bí mật về chai nhựa đựng nước mà nhiều người sẽ ước rằng "thà mình không biết"

Không phải cứ uống hết rồi đổ nước mới vào uống tiếp ngày qua ngày mà được đâu nhé. Đôi khi những việc như vậy lại vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe mà bạn không hay biết.

Chai nhựa là vật dụng phổ biến đối với chúng ta nhờ vào giá thành thấp, tiện lợi và có thể tái sử dụng.

Tuy vậy, tận dụng chúng như thế nào cho tốt và an toàn lại là thứ mà ít người nghĩ tới. Hãy cùng điểm qua một số lời khuyên về việc sử dụng chai nhựa để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

1. Không phải loại chai nào cũng có thể tái sử dụng

Tuỳ vào chất liệu nhựa, chai có thể phân hủy tạo ra nhiều chất hóa học nguy hiểm hòa lẫn vào trong nước. Vậy nên, không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng.

Để biết loại nào được phép dùng lại, loại nào không, hãy chú ý đến những ký hiệu dưới đáy chai.

Nếu chai đó có nhãn ghi số 1 (PET hay PETE): nó chỉ an toàn cho một lần sử dụng. Khi gặp oxy không khí hay nhiệt độ cao (như ánh nắng mặt trời), những loại chai như thế này sẽ phân hủy thành những chất độc hại.

Tránh sử dụng những loại nhựa có nhãn ghi số 3 hay 7 (PVC và PC), vì đó là 2 hóa chất độc hại và dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống. Sử dụng lâu dài loại chai này thậm chí có thể khiến bạn gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những chai nhựa được làm từ polyethylene (số 2 và 4), và polypropylene (5 và PP) phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng chúng chỉ an toàn nếu như bạn dùng để chứa nước lạnh và phải làm sạch thường xuyên.

2. Lượng vi khuẩn ngang ngửa... bồn cầu

Theo các nhà khoa học, uống nước từ một chai nhựa đã qua sử dụng có thể chứa một lượng vi khuẩn tương đương với đồ chơi của chó, thậm chí là... bệ ngồi toilet. Lượng vi khuẩn trong những chai đó thường vượt quá ngưỡng an toàn quy định.

Tại sao? Vì chúng ta đã tạo nên môi trường phát triển hoàn hảo cho vi khuẩn bằng cách cầm nắm chai bằng tay bẩn, sau đó lại tái sử dụng luôn mà không qua bước làm sạch, hoặc làm sạch quá sơ sài.

Để hạn chế tình trạng này, hãy rửa chai nhựa thường xuyên bằng nước xà phòng ấm, giấm hoặc nước súc miệng diệt khuẩn. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chứng minh rằng phần lớn vi khuẩn thường nằm ở phần nắp vặn - nơi mà bạn không rửa kỹ được. Do đó để an toàn, hãy uống nước bằng ống hút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

Đăng ngày: 06/04/2025
Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News