Tại sao người say thường thích gây sự?
Quán rượu là hiện trường của rất nhiều vụ ẩu đả, cho dù là trong phim hay ngoài đời. Nguyên nhân không phải từ tính thẩm mỹ của quán bar, mà chính từ các cốc rượu người ta uống.
Nguyên nhân người say thường thích gây sự
Nhưng tin tốt lành là hoàn toàn có thể đánh lạc hướng một kẻ say rượu để thoát ra khỏi cuộc xung đột, chấm dứt các cuộc ẩu đả tại quán bar.
Trước đó người ta đã đưa ra ý kiến rằng uống rượu làm tổn hại vùng não liên quan tới sự chú ý và ghi nhớ. Khi say, người ta chỉ có thể tập trung vào một phần nhỏ trong môi trường xung quanh. Từ đó có giả thiết rằng người say có tầm nhìn xã hội hạn hẹp và chỉ tập trung vào những đầu mối gây kích động mà bỏ qua những thứ khác không đập vào mắt.
Peter Giancola, nhà tâm lý học và cộng sự tại Đại học Kentucky, Mỹ, đã kiểm chứng giả thuyết này. Kết quả của họ cho thấy rượu có thể vừa gia tăng và giảm đi sự hung bạo. Trong nghiên cứu, những người say và tỉnh táo trong độ tuổi 21-33 thi đấu với nhau trong một trò chơi điện tử. Người thắng sẽ được quyền gây điện giật với đối thủ ở các mức độ khác nhau.
Một số người say được làm thêm bài tập ghi nhớ trong khi chơi. Kết quả cho thấy những ai bị sao nhãng bởi bài tập trí nhớ ít hung hăng hơn với đối thủ (tức là gây điện giật ở mức độ thấp hơn cho đối thủ) so với những kẻ say mềm và cả người tỉnh táo.
Người say có thể tử tế hơn người tỉnh táo? Đúng là như vậy. Các nhà khoa học cho biết đàn ông tỉnh táo có đủ nhận thức để xử lý cả trò chơi điện tử và bài tập trí nhớ, nên giảm mức độ hiếu chiến. Kích hoạt trí nhớ làm giảm không gian nhận thức cho suy nghĩ hung hăng và hành động bạo lực. Do người say đã bị giảm năng lực thần kinh, nên bài tập trí nhớ đã lấy hết không gian có thể giành cho cuộc ẩu đả.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.
