Chôn muộn vài năm, vì sao thi hài hoàng đế Trung Quốc vẫn nguyên vẹn?

Dưới thời phong kiến, sau vài tháng hay vài năm, không ít hoàng đế Trung Quốc mới được chôn cất. Do đó, người xưa có những cách giúp thi hài không bị phân hủy.

Hoàng đế Trung Quốc là người đứng đầu đất nước nắm trong tay quyền lực tối thượng. Cuộc sống của bậc đế vương luôn là chủ đề khiến hậu thế tò mò. Trong số này, tập tục mai táng của hoàng đế thu hút sự quan tâm của công chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện một bí mật lớn là sau khi băng hà, nhà vua không được chôn cất ngay như với dân thường.

Tang lễ của hoàng đế thường diễn ra sau vài tháng, thậm chí là vài năm kể từ thời điểm tử vong. Sở dĩ như vậy là vì quá trình mai táng của bậc đế vương đòi hỏi sự chuẩn bị công phu từ lăng mộ, quan tài cho đến các đồ tùy táng... và tuân theo các tập tục tang lễ phức tạp. Do đó, để bảo quản thi hài nhà vua không bị phân hủy, bốc mùi hôi thối khó chịu, người xưa thực hiện quy trình đặc biệt.

Đầu tiên, những người phụ trách tang lễ sẽ sẽ dùng nước hoa uất kim hương để tắm rửa sạch sẽ cho nhà vua sau khi băng hà.

Kế đến, họ bôi rượu trắng lên khắp thi hài hoàng đế nhằm ngăn vi khuẩn tấn công. Tiếp theo, những người phụ trách tang lễ sẽ mặc quần áo cho bậc đế vương rồi đặt vào trong linh cữu. Xung quanh thi hài đặt nhiều đá lạnh, mảnh băng nhỏ. Chúng sẽ liên tục được thay thế để giúp bảo quản tử thi ở nhiệt độ thấp.


Phòng đặt linh cữu vua được để thêm tro thực vật, giúp giảm độ ẩm trong không khí. (Ảnh minh họa).

Thêm nữa, người xưa còn đặt nhiều hương liệu, than củi... để làm chậm quá trình phân hủy của tử thi cũng như giảm mùi hôi khó chịu. Bên trong căn phòng đặt linh cữu của hoàng đế có bố trí một số loại tro thực vật có tác dụng giảm độ ẩm trong không khí.

Với cách làm trên, thi hài hoàng đế không bị mục rữa trước khi chôn cất trong lăng mộ bề thế dù đã qua đời từ vài tháng cho đến vài năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao trường học hay trồng phượng?

Vì sao trường học hay trồng phượng?

Phượng vĩ được trồng khắp nơi, nhưng vì sao loài hoa đỏ rung rinh trong nắng hè lại gắn liền với tuổi học trò?

Đăng ngày: 17/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News