Các vương gia nhà Thanh hưởng bổng lộc trên trời nhưng vì sao vẫn phá sản?

Đối với ngân sách thu vào của quốc khố Thanh triều lúc bấy giờ, số tiền chu cấp cho các Thân vương, Quận vương cũng không phải là một con số nhỏ.

Nếu quy đổi ra đơn vị tiền tệ của Trung Quốc ngày nay, đãi ngộ của các vương gia nhà Thanh tương ứng với mức thu nhập lên tới xấp xỉ 6 triệu nhân dân tệ.

Lấy tỷ giá 1 nhân dân tệ xấp xỉ bằng khoảng 3.300 Việt Nam đồng, ta sẽ có được con số cụ thể về "mức lương" của các Thân vương nhà Thanh là khoảng… gần 20 tỷ đồng cho mỗi năm.

Mức bổng lộc này đối với những người ở phẩm cấp thấp hơn Thân vương là các Quận vương cũng lên tới con số 3 triệu nhân dân tệ.

Vì được hưởng mức đãi ngộ "trên trời" nên cuộc sống của các vương gia luôn ngập trong ăn chơi hưởng lạc. Dù cho vương triều có gặp phải sóng gió thế nào thì giới quý tộc vẫn không thể từ bỏ lối sống xa hoa, lãng phí của mình.


Lối sống phung phí thành quen "ngốn" hết bạc tỷ của các vương gia Thanh triều.

Mỗi món ăn phục vụ cho tầng lớp này đều được chế biến từ những nguyên liệu sơn hào hải vị với mức giá đắt đỏ. Thậm chí ngay tới những đồ dùng gia dụng hàng ngày như bát, đũa, thìa… cũng phải nạm vàng, khảm bạc hay dùng ngọc quý mà tạo tác thành.

Để phục vụ cho đời sống xa hoa của mình, nhiều Thân vương, Quận vương còn sẵn sàng chi ra một số bạc khổng lồ để chế tạo phòng băng ngay trong phủ hay những xe băng nhằm vận chuyển đồ uống, trái cây chỉ để có nước mát uống vào mùa hè.

Chưa dừng lại ở đó, tầng lớp nói trên còn chẳng hề tiếc tay bỏ ra cả núi vàng núi bạc nhằm phục vụ cho những thú giải trí hằng ngày như câu cá, săn thú hay chọi dế.

Đó là chưa kể tới việc hầu hết các Thân vương, Quận vương thời bấy giờ đều sở hữu những hoa viên, lâm viên bạc tỷ ngay tại gia nhằm mục đích mời bằng hữu tới đây thưởng rượu, vui đùa.

Có lẽ cũng chính bởi lối sống xa xỉ thành quen ấy mà tới cuối thời nhà Thanh, một số vị vương gia hết thời vì không cáng đáng nổi số tiền chi tiêu khổng lồ nên đã rơi vào cảnh túng quẫn tới mức phá sản.

Thế nhưng ở vào thời kỳ phong kiến lúc bấy giờ, việc chảy trong mình dòng máu hoàng tộc đã biến họ trở thành những người sinh ra ở vạch đích, sở hữu cuộc sống mà nhiều thường dân bách tính cả đời cũng không dám mơ tới…

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 11/05/2025
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 30/04/2025
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News