2 loại hạt này là “thủ phạm gây ung thư”, độc hơn cả đồ ăn nhanh hay thịt nướng
Các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng với 2 loại này lại là cấm kỵ.
Bên cạnh việc là một món ăn ngon được ưa thích, các loại hạt còn là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Các món như hạt điều, hạt óc chó, quả phỉ, hạt bí,... chứa các dưỡng chất đa dạng và có thể ăn hằng ngày. Thế nhưng các chuyên gia y khoa cảnh báo có 2 loại hạt được xác nhận là không những không có lợi mà còn độc hại rất cần chú ý:
1. Hạt bị mốc
Các loại hạt bị mốc là một vấn đề nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các món như đậu phộng, hạnh nhân, quả óc chó và các loại hạt dễ bị ẩm khác.
Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, những thực phẩm này nếu gặp điều kiện không thích hợp như nhiệt độ, độ ẩm quá cao có thể bị nhiễm các loại nấm mốc như Aspergillus aflatoxin và Aspergillus parasiticus. Những loại nấm mốc này sẽ nhân lên trong điều kiện thích hợp và sinh ra độc tố nấm mốc có độc tính cao như aflatoxin B1. Aflatoxin B1 là một chất rất nguy hiểm, độc gấp 68 lần asen và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Nó được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại 1 cho con người.
Hạt mốc sẽ sinh ra độc tố nấm mốc có độc tính cao như aflatoxin B1, một chất cực nguy hiểm.
Điều đáng chú ý là bề ngoài của hạt bị mốc có thể không xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường rõ ràng nên khó nhận biết chỉ bằng mắt thường. Khi chúng ta ăn những loại hạt này thường rất khó phát hiện trước.
Vì vậy khi mua các loại hạt, hãy nhớ chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và mua ở các kênh chính thức như siêu thị lớn hoặc các cửa hàng có thương hiệu uy tín. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm đã quá hạn.
Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý kiểm tra xem bao bì có còn nguyên vẹn hay không và tránh mua sản phẩm có bao bì bị hư hỏng. Ngoài ra, nếu thấy giá sản phẩm quá thấp hoặc màu sắc bất thường thì bạn cũng nên cảnh giác và không nên mua.
2. Các loại hạt được chế biến quá kỹ
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm hạt có thể được chế biến đa dạng như làm thành kẹo, kem, nướng muối,… Một lượng lớn đường, muối, bơ thực vật và các gia vị khác thường được thêm vào trong quá trình chế biến.
Mặc dù những gia vị này có thể làm cho các loại hạt ngon hơn nhưng ăn quá nhiều chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Ví dụ như với đường, chế độ ăn nhiều đường dễ dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tụy và các bệnh khác. Ăn quá nhiều muối thì có liên quan chặt chẽ đến ung thư dạ dày, ung thư thực quản và các bệnh khác.
Các loại hạt ngon hơn nhưng ăn quá nhiều chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, còn có một số loại sản phẩm yêu cầu nhiệt độ cao trong quá trình chế biến như khi rang, chiên, nướng… Mặc dù chế biến ở nhiệt độ cao có thể làm cho hạt giòn hơn nhưng cũng có thể khiến chất dinh dưỡng trong hạt bị hư hỏng.
Tệ hơn nữa, nhiệt độ cao còn có thể tạo ra các chất có hại như acrylamide. Acrylamide là chất được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào loại chất gây ung thư loại 2A và có liên quan đến ung thư phổi, ung thư bàng quang và các bệnh khác.
Khi ăn các loại hạt, chúng ta nên cố gắng chọn những loại nguyên bản, không thêm bất kỳ hương liệu nào. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến lượng hạt ăn vào. Mặc dù bản thân các loại hạt rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng cũng chứa nhiều calo. Nếu ăn quá nhiều, chúng ta sẽ dễ dàng tăng cân hoặc thừa chất. Trong trường hợp bình thường, chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên ăn một nắm nhỏ, khoảng 30 gram là đủ.
Bên cạnh đó, hãy nhớ bảo quản các loại hạt bạn mua về ở nơi thoáng mát, khô ráo và đảm bảo không bị ẩm ướt. Nếu bạn thấy các loại hạt có mùi hoặc màu sắc bất thường, hãy ngừng ăn chúng.
- Hình dạng thật của các loại hạt, quả chúng ta ăn hàng ngày trước khi thu hoạch
- Đây chính là "sát thủ" của ung thư nhưng hầu như nhà nào cũng đang vứt đi
- Top 4 loại hạt được mệnh danh “thần dược” hạ mỡ máu, kiểm soát đường huyết