20.000 nhà khoa học đồng loạt cảnh báo về số phận của nhân loại

Một tương lai u ám đang chờ đợi chúng ta nếu như nhân loại không làm gì.

Tương lai của nhân loại là gì? Có thể là những thăng hoa tiện dụng nhờ vào công nghệ phát triển. Tuy nhiên, viễn cảnh ấy chỉ có thể xảy ra nếu như Trái đất không bị hủy diệt. Và theo sự việc gần 20.000 nhà khoa học ký vào một bức thư cảnh báo về vận mệnh của loài người, tình hình đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Cụ thể, bức thư có tựa đề: "Khoa học thế giới cảnh báo nhân loại: Lời cảnh tỉnh thứ hai" (Nguyên văn: World Scientists’ Warning to Humanity: A Second Notice). Đây là thông báo tiếp sau lá thư đầu tiên vào năm 1992 do Uỷ ban khoa học quan ngại (UCS) phát hành, nhằm cảnh báo về vận mệnh của nhân loại.


Tình hình Trái đất đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Được biết, UCS là một cộng đồng gồm nhiều nhà khoa học trên thế giới, bao gồm cả những cái tên từng đạt giải Nobel. Mục đích của lá thư là để khuấy động các chính trị gia hàng đầu trên thế giới. Chúng ta cần họ quan tâm đến những vấn đề đang đe dọa vận mệnh của Trái đất, như biến đổi khí hậu và nạn tàn phá rừng xanh.

Theo các chuyên gia ký tên, con người cần có hành động cụ thể ngay và luôn, nhằm gìn giữ hành tinh xanh cho các thế hệ tương lai.

"Từ năm 1992, ngoại trừ việc phục hồi và ổn định lại tầng ozone, thì nhân loại đã thất bại trong rất nhiều thách thức khác liên quan đến môi trường. Và đáng ngại hơn, có vẻ như mọi chuyện đang trở nên xấu đi" - trích đoạn đáng chú ý trong lá thư.

"Thêm vào đó, nhiều khả năng chúng ta đã khởi động quá trình Đại Tuyệt Chủng. Đây là lần thứ 6 quá trình này xảy ra trong 540 triệu năm qua. Nhiều sinh vật sống có nguy cơ biến mất vĩnh viễn, thậm chí có thể tuyệt chủng ngay cuối thế kỷ này".

Trên thực tế, bức thư này đã được đưa ra vào tháng 11/2017, với hơn 15.000 chữ ký. Nhưng hiện tại, có thêm 4.500 nhà khoa học tham gia, đẩy con số lên gần 20.000 người. Và có thể trong tương lai, con số sẽ còn cao hơn nữa, biến đây trở thành lá thư được công bố trên tạp chí khoa học nhận được nhiều chữ ký nhất từ trước đến nay.

"Cảnh báo của giới khoa học đến nhân loại nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học toàn cầu và công chúng" - giáo sư William Ripple từ ĐH Bang Oregon, cũng là tác giả của bức thư cho biết.


Một tương lai u ám đang chờ đợi chúng ta?

Giáo sư Ripple hy vọng rằng bức thư cùng những báo cáo liên quan có thể góp phần đưa ra giải pháp cho nhân loại. Ví dụ, ông đề xuất việc áp thuế mạnh hơn cho các nhiên liệu carbon, khôi phục thảm thực vật trên từng địa phương, và một số giải pháp xử lý khủng hoảng săn trộm.

"Để ngăn chặn thảm họa đa dạng sinh học bị phá hủy, con người cần hành động khẩn cấp. Chúng ta phải đưa ra giải pháp thay thế cho những ngành nghề xâm hại môi trường như bây giờ".

"Sẽ sớm thôi, mọi thứ sẽ lệch ra khỏi quỹ đạo. Thời gian đang cạn dần. Chúng ta phải sớm nhận ra và đưa nó vào hành động, từ cuộc sống thường ngày đến các quyết định của chính phủ. Bởi vì Trái đất là nhà của chúng ta".

Bức thư được công bố trên website của Viện khoa học sinh học Hoa Kỳ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News