20 “điểm nóng” bảo tồn biển, hồ của thế giới

Các nhà khoa học đã xác định được 20 khu vực biển và hồ quan trọng nhất trên thế giới, nhằm bảo vệ sự sống còn của những động vật có vú sống tại các nơi này.

Tờ Guardian (Anh) dẫn lời nhà sinh thái học Sandra Pompa thuộc ĐH Tự trị quốc gia Mexico và là trưởng nhóm nghiên cứu cảnh báo: “Viễn cảnh hệ sinh thái biển trên thế giới đang xấu đi nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái môi trường sống, các loài ngoại lai xâm lấn và việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên”.

Bà Pompa cho hay, đã có nhiều loài động vật có vú ở biển suy giảm số lượng nghiêm trọng, nhiều loài trong số này như loài hải cẩu thầy tu Caribe, cá voi xám Đại Tây Dương hay bò biển Steller đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20 chỉ vì lông, mỡ và thịt của chúng có tính thương mại cao.


Một con cá heo Vaquita đã chết tại Vịnh Baja California, Mexico. (Ảnh: Reuters)

Các nhà nghiên cứu đã xác định được 20 khu vực biển và hồ quan trọng trên thế giới – nơi sinh sống của 129 loài động vật có vú (123 loài động vật có vú biển và 6 loài động vật có vú nước ngọt) dựa trên phạm vi địa lý của chúng. Họ tạo một bản đồ địa lý cho tất cả 129 loài này và thiết lập cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý của chúng trong phạm vi 1 ô lưới tương đương 10.000km2.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), có tới 9 trong số 20 khu vực trên là “ngôi nhà” của 84% các loài động vật có vú ở biển và 11 khu bảo tồn còn lại là “không thể thay thế” – nơi các loài không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Có 9 khu bảo tồn biển chính – nơi ẩn náu của 108 loài – bao gồm vùng biển Baja California (Mexico), đông bắc Mỹ, Peru, Argentina, tây bắc châu Phi, Nam Phi, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Còn lại là 11 khu bảo tồn biển nhỏ hơn – nơi sinh sống của các loài đặc hữu – bao gồm các vùng biển xung quanh các quần đảo Hawaii (Mỹ), Kerguelen (Pháp), Galapagos (Ecuador), San Félix (Chile) và Juan Fernández (Chile), hồ Baikal (Serbia), biển Caspi (hồ kín), Địa Trung Hải và các con sông lớn như Amazon, sông Hằng và Dương Tử.


Hải cẩu Baikal đang lâm nguy. (Ảnh: Arkive)

Phân tích của họ cũng cho thấy, 20 "điểm nóng" trên đang phải chịu áp lực từ những tác động của con người như thay đổi khí hậu, ô nhiễm đại dương và giao thông đường thủy, dẫn tới các loài động vật có vú ở biển có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn như loài cá heo Vaquita (Phocoena sinus) – có chiều dài cơ thể khoảng 1,5m, được cho là loài cá heo nhỏ nhất thế giới sống ở vịnh Baja California, Mexico – chỉ còn khoảng 250 cá thể trưởng thành.

“Hải cẩu Baikal (Pusa sibirica) cũng là loài có số lượng còn rất ít. Bạn có thể nghĩ cá heo Vaquita may mắn thoát khỏi vùng vịnh Baja California tới sống một nơi nào khác nhưng hải cẩu Baikal thì không thể. Nếu bất kỳ nguyên nhân nào phá vỡ sinh thái hồ Baikal hay chẳng may loài này bị bệnh tật thì chúng sẽ bị diệt vong”, bà Pompa nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News