24/11/1974 - Lucy người vượn phương Nam được phát hiện tại Ethiopia
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào. Nhưng Lucy người vượn phương nam là ai, và tại sao bà ta lại quan trọng đối với tiến trình phát triển loài người đến vậy?
24/11/1974 - Các nhà khảo cổ học phát hiện ra Lucy cụ tổ loài người
Lucy được phát hiện năm 1974 bởi nhà khảo cổ học, Giáo sư Donald Johanson, và học trò của ông, Tom Gray, tại một hẻm núi ở Hadar phía bắc Ethiopia.
Johanson và Gray tới khu vực này tìm kiếm xương động vật trong cát, tro và bùn khi họ nhìn thấy một mảnh vỡ nhỏ của xương tay.
Lucy người vượn phương nam là 1 phát hiện ngàn năm có một
Johanson ngay lập tức nhận ra mẩu xương đó là của một vượn nhân hình (hominid). Khi họ nhìn lên sườn đồi, họ thấy nhiều mảnh xương vớ khác: Xương sườn, cột sống, xương đùi và một phần xương hàm.
Họ cuối cùng đã khai quật tổng cộng 47 mảnh của một bộ xương, gần 40% của một vượn nhân hình, sống cách đây 3,2 triệu năm. Căn cứ vào kích cỡ nhỏ bé của nó, và hình dạng khung chậu, họ kết luận đây là một “cô”, và đặt tên cho cô ta là ‘Lucy’ theo bài hát "Lucy in the Sky with Diamonds", bài hát của nhóm Beatles chơi trên đài phát thanh lúc Johanson và nhóm của ông đang ăn mừng phát hiện của họ ở chỗ cắm trại.
Một trong những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể lý giải đến giờ phút này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của "Người vượn phương Nam Lucy".
Theo kết luận của các nhà khoa học thì Lucy là một phụ nữ trưởng thành nhưng vẫn còn rất trẻ, không thấy bất kỳ tổn thương nào cũng như dấu hiệu của tuổi già.
Người vượn phương Nam lucy được coi là một phát hiện chưa từng có trong lịch sử, với ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện ra nguồn gốc tiến hóa của con người.
Đây là một phát hiện vô cùng quan trọng, vì nó cho các nhà khoa học có thể hiểu thêm về sự tiến hóa từ loài vượn cho tới con người hiện đại ngày nay.
- Lần đầu tiên triển lãm cụ tổ của loài người
- 23/11/1992 - Chiếc smartphone đầu tiên của thế giới được IBM giới thiệu