24 triệu tấn tảo mơ phủ kín bờ biển Caribean, giải phóng nhiều khí độc

Tảo mơ màu nâu vàng trải rộng khắp vùng ven biển Caribean từ Puerto Rico và Barbados, giết chết cá và động vật hoang dã, đồng thời giải phóng khí độc hại.

Hơn 24 triệu tấn tảo mơ phủ kín vùng ven biển Caribean và vịnh Mexico trong tháng 6, phá vỡ kỷ lục 20 triệu tấn vào năm 2018 (tăng 20%), theo Phòng thí nghiệm hải dương học quang học thuộc Đại học Nam Florida, Phys.org hôm 3/8 đưa tin. Lượng tảo màu nâu lớn khác thường này trôi dạt vào bờ. Thảm tảo bao quanh hòn đảo không người ở gần lãnh thổ hải ngoại St. Martin của Pháp, buộc nhà chức trách phải ngừng dịch vụ phà, chèo thuyền kayak, chèo ván và tour lặn có bình dưỡng khí. Vùng biển màu xanh ngọc bao quanh đảo Pinel trở thành đám bùn loãng màu nâu vàng.


Tảo mơ trên bãi biển ở St. Andrew hôm 27/7. (Ảnh: AP)

Các nhà khoa học cho biết cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định tại sao lượng tảo mơ trong vùng lại tăng cao đến vậy, nhưng Chương trình môi trường Caribean của Liên Hợp Quốc nhận định những nguyên nhân khả thi bao gồm nhiệt độ nước tăng do biến đổi khí hậu, phân bón và nước thải chứa nhiều nitơ giúp nuôi dưỡng tảo. "Năm nay là năm tồi tệ nhất trong lịch sử", Lisa Krimsky, nhà nghiên cứu trong chương trình Florida Sea Grant chuyên bảo vệ vùng ven biển, chia sẻ. "Tảo mơ phá hủy hoàn toàn khu vực. Lượng tảo quá lớn tác động nghiêm trọng tới môi trường. Tảo phân hủy làm thay đổi nhiệt độ nước và độ cân bằng pH, dẫn tới sự sụt giảm của cỏ biển, san hô và bọt biển".

Mật độ tảo ở nhiều nơi phía đông Caribean cao đến mức đảo Guadeloupe phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe hồi cuối tháng 7. Chính quyền địa phương cảnh báo một số cộng đồng dân cư về lượng khí hydro sulfide tỏa ra từ những đống tảo thối rữa khổng lồ. Loại khí giống mùi trứng thối này có thể ảnh hưởng đến người bị bệnh hô hấp như hen suyễn.

Tháng trước, Mỹ cũng ban bố tình trạng khẩn cấp liên bang sau khi quần đảo Virgin ghi nhận lượng tảo mơ quá lớn làm nghẽn máy móc ở nhà máy lọc khử mặn gần St. Croix, khiến cơ sở gặp khó khăn trong sản xuất nước và đáp ứng nhu cầu trong tình hình hạn hán. Ngoài ra, nhà máy điện trên quần đảo cũng dựa vào nước tinh khiết từ nhà máy khử mặn để giảm bớt khí thải. Nguồn nước bị gián đoạn sẽ buộc chính phủ sử dụng một loại nhiên liệu diesel tốn kém hơn và có số lượng hạn chế.

Lượng tảo mơ ở mức độ vừa phải giúp lọc nước và hấp thụ carbon dioxide, là một phần quan trọng trong môi trường sống của cá, rùa, tôm, cua và nhiều sinh vật khác. Tảo mơ cũng được sử dụng trong phân bón, thức ăn, nhiên liệu sinh học, vật liệu xây dựng và dược phẩm. Nhưng nếu tích tụ quá nhiều ngoài khơi hoặc trên bãi biển, nó sẽ gây hại cho ngành du lịch và môi trường. Trên đảo Union thuộc quần đảo St. Vincent và Grenadines, sự xâm lấn của tảo biển buộc một số khu nghỉ mát phải đóng cửa 5 tháng trong những năm gần đây.

Tảo mơ cũng gây thiệt hại cho ngành đánh cá ở vùng Caribean, phá hủy động cơ tàu thuyền và dụng cụ đánh cá hoặc ngăn ngư dân tới gần tàu và nơi đánh bắt. Sự dồi dào của tảo mơ được cho là nguyên nhân dẫn tới những vụ hàng nghìn con cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây ở đảo Martinique thuộc Pháp. Các nhà hoạt động vì động vật cũng lo ngại về tình trạng của rùa biển nguy cấp. Một số con bị mắc vào tảo biển hoặc không thể đẻ trứng do thảm tảo phủ kín bờ cát.

Ở quần đảo Cayman, nhà chức trách từng tiến hành chương trình thử nghiệm đổ hơn 268m2 tảo xuống nước. Nhưng hôm 2/8, họ thông báo dừng dự án bởi tảo phân hủy quá nhiều khiến việc tiêu hủy trở nên vô ích. Một số quốc đảo sử dụng máy móc để chuyển tảo khỏi bãi biển, nhưng các nhà khoa học cảnh báo biện pháp này gây xói mòn và có thể phá hủy tổ rùa nguy cấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 29/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News