250 triệu năm trước, núi lửa xóa sổ toàn bộ rừng Trái đất

Phun trào núi lửa ồ ạt đã xóa sổ toàn bộ các khu rừng trên Trái đất cách đây 250 triệu năm, để lại một hành tinh hoàn toàn chỉ có nấm ăn gỗ cây – nghiên cứu mới cho biết.

Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng ngay cả các loài cây vốn có sức chống chọi lớn cũng không thể tồn tại qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Permi, một trong những sự kiện mất mát lớn nhất của sự sống Trái đất tính tới nay.

Trong suốt thời kỳ Đại diệt vong, hơn 95% sinh vật biển và 70% sinh vật cạn đã biến mất, hầu hết số này đều là nạn nhân của các khí độc tuôn ra từ hoạt động núi lửa phun trào kéo dài, đặc biệt là ở vùng Siberia ngày nay.

Hiện tượng phun trào đã kéo theo mưa axit trên quy mô toàn cầu và phá hủy tầng ozon, khiến các tia cực tím từ mặt trời có cơ hội tàn phá bề mặt Trái đất nhiều hơn.

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy nhiều bằng chứng vật chất về những gì đã xảy ra với các loài thực vật trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Do vậy, một số người giả định rằng các khu rừng kỷ Permi còn tương đối nguyên vẹn.

Nhưng nghiên cứu mới khẳng định rằng thực vật cũng đã hứng chịu sự hủy diệt ghê gớm.

250 triệu năm trước, núi lửa xóa sổ toàn bộ rừng Trái đất
Cây bị tàn phá bởi mưa axit trong một khu vực bị ô nhiễm nặng nề gọi là "Tam giác đen" miền Bắc Czechoslovakia năm 1991. (Ảnh: Tom Stoddart/Getty Images)

Tác giả nghiên cứu Mark Sephton, nhà địa hóa học công tác tại trường Imperial College London cho biết: sau quá trình phun trào, “thế giới trở thành một cánh đồng xanh kỳ lạ, với toàn các loài thực vật đơn giản như thạch tùng (một cây thuộc họ rêu), và rất rất nhiều xác cây đã chết”.

Và cây thân gỗ hầu như rất hiếm gặp trong suốt 4 triệu năm sau đó. Nhưng nấm, loài thực vật có khả năng chống chọi với điều kiện axit, đã tồn tại.

Sự phát triển của nấm


Bào tử nấm hóa thạch tìm thấy trong đá có niên đại trùng với sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi cho thấy sự phát triển của một nhóm sinh vật cổ mang tên Reduviasporonites. Các nhà khoa học từng tranh luận xung quanh câu hỏi liệu những sinh vật này là tảo quang hợp hay nấm ăn gỗ.

Để trả lời câu hỏi trên, Sephton cùng đồng nghiệp đã phân tích các loại cacbon và nitơ khác nhau có trong Reduviasporonites và thu được kết quả như ở nấm hiện đại. Nhóm nghiên cứu thấy rằng các sinh vật cổ có thành phần hóa học dinh dưỡng tương tự như nấm sống trên thân cây đã chết.

Do vây, sự phát triển bùng nổ của Reduviasporonites đồng nghĩa với việc nhiều loài cây gỗ đã chết trong sự kiện tuyệt chủng và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Sephton cho biết, ngày nay, hiện tượng nấm thống lĩnh tương tự như trên cũng được tìm thấy ở cộng hòa Séc. Nguyên nhân của hiện tượng này là mưa axit sinh ra khi đốt một lượng lớn than nâu đã giết chết những vùng rừng rộng lớn, tạo điều kiện cho nấm ăn gỗ sinh sôi nảy nở.

Xét trên quy mô toàn cầu, hoạt động của con người đang phá vỡ sự cân bằng của các chất khí trong bầu khí quyển với tốc độ “nhanh nhất từng thấy trong lịch sử địa chất”, Sephton nói thêm.

Ngoài ra, suy giảm tính đa dạng bầy đàn hiện nay có nhiều nét tương tự như giai đoạn đầu của sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi.

“Đây là một trải nghiệm lớn của nhân loại, và chúng ta không thể biết rồi mọi chuyện sẽ đi tới đâu.”


Kết quả chi tiết của nghiên cứu được công bố trên tờ Geology.

Từ khóa liên quan:

núi lửa

rừng

nấm

cây thân gỗ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News