3 "bóng ma" đào thoát từ lỗ đen quái vật: "con non" dần trưởng thành

G2, thứ từng được nghi ngờ là một ngôi sao khổng lồ lang thang gần lỗ đen quái vật ở trung tâm thiên hà chứa Trái đất, không hề bị xé toạc và tạo ra pháo hoa vũ trụ như dự đoán trước đó.

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Florian Peißker từ Đại học Cologne (Đức) cho biết đến nay số vật thể lang thang gần trung tâm thiên hà nhưng chưa bị lỗ đen quái vật Sagittarius A* nuốt chửng từng được phát hiện là 6, chủ yếu là những sao đôi hợp nhất.

3 bóng ma đào thoát từ lỗ đen quái vật: con non dần trưởng thành
Mô tả của nghệ sĩ về 3 "bóng ma" G2 - (Ảnh: jack Ciurlo/UCLA).

Nhưng thú vị nhất vẫn là G2, một vật thể từng được cho là ngôi sao rất lớn, vừa viếng thăm lỗ đen cách đây ít lâu mà các nhà thiên văn đã tưởng rằng sẽ quan sát được một vụ "bắn pháo hoa" cực lớn từ lỗ đen.

Tuy nhiên, nó không chết. G2 thực sự đã đi qua điểm gần lỗ đên nhất trong quỹ đạo mà không bị nuốt mất, chỉ bị thay đổi hình dạng.

Theo Science Alert, nghiên cứu cho thấy G2 không phải một ngôi sao mà là một đám mây khí khổng lồ ẩn chứa tới 3 ngôi sao non trẻ. G2 bị kéo giãn ra khi đi ngang lỗ đen, để rồi lại tự thu gọn sau khi đi qua điểm nguy hiểm.

Đó là một đám mây khí bụi nóng khủng khiếp với 3 ngôi sao chỉ mới 1 triệu năm tuổi, dự kiến là dạng sao "quái vật" to lớn và mạnh mẽ. 3 "quái vật non" này vẫn đang trong quá trình bồi tụ, chưa hoàn chỉnh nên vẫn còn bị bao quanh bởi một đám mây vật chất. Sau cú tiếp cận nguy hiểm, chúng vẫn tiếp tục phát triển như chưa có chuyện gì xảy ra.

Để so sánh, tuổi đời của Mặt trời là 4,6 tỉ. Vì vậy có thể nói 3 "quái vật non" của G2 mới chỉ trong giai đoạn sơ sinh. Theo các tác giả, sự thật về G2 là một phát hiện "giật gân".

Lỗ đen quái vật ở trung tâm thiên hà chứa Trái đất có khối lượng lên tới 4 triệu Mặt trời, được cho là đang "ngủ", nhưng thỉnh thoảng vẫn thức dậy và ngốn ngấu vật chất nếu như có một "bữa ăn nhẹ" vô tình lảng vảng gần nó.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên tàu vũ trụ NASA

Lần đầu tiên tàu vũ trụ NASA "chạm" tới Mặt trời

Lần đầu tiên một tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiến sát mặt trời sau khi xuyên qua vùng khí quyển đầy trở ngại bao quanh ngôi sao khổng lồ này.

Đăng ngày: 16/12/2021
Quả cầu plasma Mega phun ra từ ngôi sao giống như mặt trời

Quả cầu plasma Mega phun ra từ ngôi sao giống như mặt trời

Một phiên bản nhỏ của Mặt trời gần đây đã tạo ra một vụ phun trào khí plasma từ tính lớn hơn gấp 10 lần so với bất kỳ một ngôi sao giống mặt trời nào từng được nhìn thấy.

Đăng ngày: 16/12/2021
Elon Musk “nhá hàng” dự án biến CO2 trong khí quyển thành nhiên liệu tên lửa

Elon Musk “nhá hàng” dự án biến CO2 trong khí quyển thành nhiên liệu tên lửa

Nhân ngày lên trang nhất tờ TIME, Elon Musk công bố dự án thú vị, giải quyết nhiều vấn đề một lúc.

Đăng ngày: 15/12/2021
Lần đầu tiên giao đồ ăn cho đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất

Lần đầu tiên giao đồ ăn cho đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất

Dịch vụ giao hàng đầu tiên gửi thức ăn lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS giúp phi hành gia trải nghiệm một dịch vụ thú vị mới.

Đăng ngày: 15/12/2021
Lỗ đen quái vật của thiên hà chứa Trái đất sống dậy?

Lỗ đen quái vật của thiên hà chứa Trái đất sống dậy?

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy quái vật đang ngủ ở trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way đã bất ngờ thức giấc nhiều lần, nuốt chửng nhiều ngôi sao mà không ai hay.

Đăng ngày: 15/12/2021
NASA giới thiệu công nghệ mới giúp theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất

NASA giới thiệu công nghệ mới giúp theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất

Thuật toán mới đang được NASA phát triển, hứa hẹn giúp phát hiện sớm các tiểu hành tinh có nguy cơ cao lao vào bầu khí quyển Trái đất.

Đăng ngày: 15/12/2021
Mưa sao băng Geminids cực lớn thắp sáng bầu trời Việt Nam đêm nay

Mưa sao băng Geminids cực lớn thắp sáng bầu trời Việt Nam đêm nay

Geminids là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm, lên tới 150 sao băng mỗi giờ trong đêm cực đỉnh.

Đăng ngày: 14/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News