3 cơn bão liên tiếp tấn công Nhật Bản

Hai trận bão liên tiếp trong vòng 24 giờ đã càn quét nhiều vùng khắp Nhật Bản, trong khi cơn bão thứ ba dự kiến sẽ đổ bộ vào sáng ngày 23/8.

3 cơn bão lớn đã và sẽ đổ bộ Nhật Bản, khiến một người chết và hàng trăm chuyến bay bị hủy, CNN đưa tin.

Cơn bão thứ hai mang tên Mindulle với sức gió lên đến 180km/h đổ bộ chỉ trong vòng một ngày sau khi cơn bão đầu tiên Kompasu quét qua Nhật bản vào đêm 21/8.


Đường đi của bão Mindulle với sức gió lên đến 180km/h khiến hàng nghìn người phải sơ tán. (Đồ họa: CNN).

Thi thể người đàn ông 42 tuổi được phát hiện trên một con đường bị ngập lụt tại thành phố Kitami thuộc Hokkaido. Trước đó, xe của nạn nhân cũng được tìm thấy gần đó.

Tính cho đến sáng nay, hơn 380 chuyến bay và 105 chuyến tàu cao tốc đã bị hủy, theo truyền thông Nhật.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã đưa ra dự báo về nguy cơ lũ lụt, mưa to và sóng biển dâng cao ở hàng chục thành phố trên khắp đất nước. Văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe cũng phát đi cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất.

Tại Kanagawa, nơi bão Mindulle đi qua, ít nhất 10.000 người đã được lệnh di tản. Cơn bão cũng được dự báo sẽ càn quét một số vùng đông dân cư của Nhật, bao gồm Tokyo, Yokohama và Sendai, gây ra mưa lớn với lượng lên đến 400 mm.

Trước đó, bão Kompasu đã đổ bộ vào đảo Hokkaido ở phía Bắc Nhật Bản gây ngập lụt do nước sông Tokoro dâng cao. Hàng nghìn người đã được yêu cầu sơ tán. Hiện cơn bão này đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Trong khi đó, cơn bão thứ ba Lionrock được dự báo sẽ mạnh lên và tiến vào khu vực Okinawa cũng như các đảo phía nam Nhật Bản vào sáng 23/8.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News