3 hiểu lầm thường gặp về vắc xin

Nhiều mẹ sợ vắc xin gây tác dụng phụ, hoặc nghĩ rằng tiêm hai loại vắc xin cùng lúc sẽ nguy hiểm...

Chủng ngừa vắc xin ngay khi còn nhỏ là cách đơn giản giúp trẻ tăng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật trong thời gian dài. Song theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), năm 2015, thế giới có 19,4 triệu trẻ sơ sinh (chiếm gần 20%) bỏ qua các loại vắc xin cơ bản.

Không ít cha mẹ vẫn còn dè dặt trong việc tiêm phòng cho con, vì những hiểu lầm dưới đây:

Vắc xin gây tác dụng phụ

Nhiều phụ huynh lo sợ rằng, tiêm phòng có thể khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ nguy hại sức khỏe, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, vắc xin ngày nay đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được cơ quan y tế từng quốc gia kiểm nghiệm gắt gao.

Phản ứng sau tiêm vắc xin thường nhẹ và tạm thời, phổ biến là triệu chứng đau cánh tay hoặc sốt nhẹ. Rủi ro chấn thương hoặc tử vong do vắc xin rất nhỏ, so với lợi ích mà tiêm chủng đem lại.

Tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc sẽ gây nguy hiểm

Tại các cơ sở y tế dự phòng, nhân viên có thể tiêm cho trẻ 2 mũi vắc xin cùng lúc. Điều này khiến cha mẹ lo lắng, liệu có làm tăng nguy cơ phản ứng phụ hoặc quá tải với hệ miễn dịch của trẻ hay không.


Vắc xin giúp phòng nhiều bệnh cho trẻ. (Ảnh: Shutterstock).

Thực tế, mỗi liều vắc xin giúp cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch và kháng thể riêng. Theo Ủy ban Tư vấn Thực hành Tiêm chủng Mỹ (ACIP) và Viện Hàn lầm Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ nhỏ có thể tiêm nhiều loại vắc xin phù hợp cùng lúc, để phòng ngừa được nhiều bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, còn tiết kiệm thời gian và công sức cho phụ huynh.

Vắc xin gây bệnh tự kỷ

Nỗi lo này xuất phát từ một nghiên cứu năm 1998, khẳng định rằng vắc xin MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) gây ra chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, năm 2004, Viện Y học Mỹ báo cáo rằng, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra mối liên hệ giữa vắc xin MMR và tự kỷ. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng công bố kết quả tương tự đến năm 2010.

UNICEF cho biết, gần 30% số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là do các bệnh truyền nhiễm. Phát minh vắc xin đã cứu sống 3 triệu trẻ em thế giới và 750.000 trẻ khỏi khỏi nguy cơ tàn tật mỗi năm.

Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng được những thành công nhất định. Vắc xin giúp xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979, loại trừ bại liệt vào năm 2000, đẩy lùi uốn ván sơ sinh từ 2005. Chương trình cũng giảm số người mắc bệnh sởi tới 3.010 lần, bệnh ho gà đạt 844 lần, bệnh bạch hầu đến 410 lần.

Tiêm ngừa đầy đủ giúp trẻ phòng tránh nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và tuân thủ lịch tiêm phòng, để tăng hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News