3 người Mỹ thắng giải Nobel Kinh tế 2024
3 nhà khoa học Mỹ đạt Nobel Kinh tế năm nay, nhờ nghiên cứu về các thiết chế xã hội và sự thịnh vượng.
11h45 sáng 14/10 (khoảng 16h45 giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế học 2024 thuộc về 3 nhà kinh tế học người Mỹ. Đó là Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson. Họ được trao giải nhờ nghiên cứu về cách các thiết chế xã hội được thành lập và tác động của nhóm này lên sự thịnh vượng.
Daron Acemoglu và Simon Johnson hiện đều làm việc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Trong khi đó, Robinson công tác tại Đại học Chicago (Mỹ). Cả ba đều là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về kinh tế học. Trong đó có Quyền lực và Tiến bộ (Power and Progress) hay Vì sao các quốc gia thất bại (Why Nations Fail).
Ba nhà khoa học được giải Nobel Kinh tế 2024. (Ảnh: Đăng Hiếu)
Daron Acemoglu năm nay 57 tuổi, nổi tiếng nhất với các nghiên cứu về kinh tế chính trị. Simon Johnson (61 tuổi) từng là kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). James A. Robinson (64 tuổi) là nhà nghiên cứu lâu năm về sự phát triển kinh tế - chính trị tại các nước Mỹ Latin và châu Phi cận Sahara.
"Thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các nước là một trong những thách thức lớn nhất hiện tại. Các nhà khoa học trên đã chứng minh được tầm quan trọng của thiết chế xã hội trong giải quyết việc này", Jakob Svensson – Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế nhận xét.
Nghiên cứu của cả 3 đã chỉ ra tầm quan trọng của thiết chế xã hội với sự thịnh vượng của một quốc gia. Theo đó, các xã hội có thiết chế và hệ thống luật lệ không chặt chẽ sẽ khó tạo ra tăng trưởng hoặc thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Kinh tế là giải thưởng cuối cùng được trao mỗi mùa Nobel hằng năm, sau y học, vật lý, hóa học, văn học và hòa bình. Nobel cho lĩnh vực này không thuộc cơ cấu giải thưởng ban đầu trong di chúc của nhà khoa học Thụy Điển - Alfred Nobel. Giải này được bổ sung năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập Ngân hàng Trung ương Thụy Điển - Sveriges Riksbank, cũng là đơn vị đóng góp quỹ cho giải thưởng này.
Quy trình đề cử, chọn lọc và trao giải Nobel Kinh tế tương tự các lĩnh vực khác. Danh tính những người được đề cử và các thông tin liên quan được giữ bí mật trong 50 năm. Nhà khoa học giành giải năm nay được trao huy chương, chứng nhận và 11 triệu kronor Thụy Điển (hơn 1 triệu USD).
Đến nay, giải Nobel Kinh tế học đã được trao 56 lần. Người trẻ nhất được xướng tên năm 46 tuổi và cao tuổi nhất là 90. Các nhà khoa học Mỹ hiện thống trị giải thưởng này.
Năm ngoái, giải thưởng thuộc về bà Claudia Goldin (78 tuổi) - giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ). Bà được vinh danh nhờ nghiên cứu về thu nhập và đóng góp của phụ nữ vào thị trường lao động. Mục đích là tìm ra cách thức và nguyên nhân của chênh lệch giới trong thu nhập và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Goldin là phụ nữ thứ 3 giành giải thưởng này trong 56 năm qua.
Danh sách Nobel Kinh tế 10 năm qua:
Năm | Người đoạt giải | Công trình | Quốc gia |
2023 | Claudia Goldin | Thu nhập và đóng góp của phụ nữ vào thị trường lao động | Mỹ |
2022 | Ben Bernanke, Philip Dybvig và Douglas Diamond | Vai trò của ngân hàng trong khủng hoảng tài chính. | Mỹ |
2021 | David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens | Kinh tế lao động và phương pháp luận trong quan hệ nhân quả | Canada, Mỹ và Hà Lan |
2020 | Paul R.Milgrom và Robert B.Wilson | Thuyết đấu giá | Mỹ |
2019 | Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer | Cách tiếp cận thực nghiệm trong giảm nghèo toàn cầu | Mỹ và Pháp |
2018 | William Nordhaus Paul Romer | Kinh tế học khí hậu Thuyết tăng trưởng nội sinh | Mỹ |
2017 | Richard H.Thaler | Kinh tế học hành vi | Mỹ |
2016 | Oliver Hart và Bengt Holmström | Lý thuyết hợp đồng | Mỹ và Phần Lan |
2015 | Angus Deaton | Mối quan hệ giữa tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi | Mỹ |
2014 | Jean Tirole | Cách thức quản lý các tập đoàn, công ty lớn trên thị trường | Pháp |
2013 | Eugene F. Fama, Lars Peter Hansen, Robert J. Shiller | Phân tích giá tài sản | Mỹ |

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Sắp diễn ra cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness lớn nhất trong 50 năm qua, sẽ dùng hàng loạt thiết bị tối tân
Trung tâm hồ Loch Ness ở Scotland đang lên kế hoạch cho dự án truy lùng dấu vết của Quái vật hồ Loch Ness lớn nhất kể từ năm 1972 cho đến nay.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Nobel Hòa bình 2024 vinh danh tổ chức kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân
Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2024 cho chiến dịch kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân của Nhật Bản.
