3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

Sau 204 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành đoàn gồm 3 phi hành gia Oleg Kononenko (Nga), Anne McClain (Mỹ) và David Saint-Jacques (Canada) đã trở về Trái Đất an toàn…

Thông tin từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, 3 phi hành gia Oleg Kononenko (thuộc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga - Roscosmos), Anne McClain (thuộc NASA) và David Saint-Jacques (thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Canada - Canadian Space Agency) đã đáp xuống khu vực gần Zhezkazgan (thuộc Kazakhstan) vào khoảng 9h47’ ngày hôm nay (25/6) theo giờ Việt Nam, sau 204 ngày trên ISS.

3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn
Phi hành gia NASA Anne McClain, chỉ huy người Nga Oleg Kononenko và kỹ sư máy bay người Canada David Saint-Jacques. (Ảnh: NASA).

Ngày 3/12 năm ngoái, tên lửa đẩy Soyuz đưa tàu vũ trụ cùng phi hành đoàn lên ISS đã được phóng thành công vào quỹ đạo. Đây là chuyến vận chuyển lên không gian đầu tiên của tàu Soyuz kể từ sau sự cố phóng tên lửa xảy ra hồi tháng 10/2018.

Vào ngày 11/10/2018, tên lửa đẩy Soyuz có nhiệm vụ đưa tàu vũ trụ Soyuz MS-10 với 2 phi hành gia Alexei Ovchinin (Nga) và Nick Hague (Mỹ) lên ISS, đã gặp trục trặc trong quá trình phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur.

Sự cố xảy ra khi tầng thứ 1 và 2 của tên lửa đẩy tách rời ra ngay sau khi được phóng lên. Hai phi hành gia đã hạ cánh khẩn cấp xuống khu vực Zhezkazgan, miền Trung Kazakhstan và đều may mắn thoát hiểm.

Đây là sự cố phóng tên lửa nghiêm trọng đầu tiên mà phi hành đoàn tàu Soyuz gặp phải kể từ năm 1983, thời điểm phi hành đoàn đã thoát hiểm khi vụ nổ xảy ra ngay tại bệ phóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

CEO Elon Musk cho biết đây là nhiệm vụ phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay của SpaceX.

Đăng ngày: 25/06/2019
Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Việc chỉ ra các chòm sao trên bầu trời là một trò thú vị, và khi những chòm sao đó có những ngôi sao sáng nổi bật, khó có ai có thể làm ngơ chúng trên bầu trời đêm.

Đăng ngày: 25/06/2019
Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một vũ trụ hai chiều

Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một vũ trụ hai chiều

Nghiên cứu khiến ta đặt dấu hỏi lên mọi thứ, lên chính thực tại con người đang sinh sống.

Đăng ngày: 24/06/2019
NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp

NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận, máy tính của Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy (JPL) bị hack năm ngoái.

Đăng ngày: 24/06/2019
Choáng váng phát hiện mới trên hành tinh lùn Ceres

Choáng váng phát hiện mới trên hành tinh lùn Ceres

NASA đã tiết lộ hình ảnh bề mặt của một ngọn núi phi thường trên bề mặt hành tinh lùn Ceres. Cơ quan vũ trụ cho biết nó “giống như không có gì mà loài người từng thấy trước đây“.

Đăng ngày: 23/06/2019
Siêu lỗ đen bằng 1 triệu Mặt trời là trái tim thiên hà

Siêu lỗ đen bằng 1 triệu Mặt trời là trái tim thiên hà "bùng nổ"

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa tóm được vật thể kỳ lạ gần chòm sao La Bàn: một thiên hà nhỏ bé nhưng vận hành cực mạnh mẽ và sở hữu một lỗ đen quái vật.

Đăng ngày: 22/06/2019
Các vệ tinh tan chảy trong bầu khí quyển Trái đất như thế nào?

Các vệ tinh tan chảy trong bầu khí quyển Trái đất như thế nào?

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố trên trang web của mình một video về thí nghiệm trong đó một phần của vệ tinh không gian bị tan chảy trong đường ống gió plasma.

Đăng ngày: 21/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News