30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của Hệ Mặt trời vẫn đang hoạt động địa chất.
Tàu Magellan, còn gọi là Venus Radar Mapper, là tàu thám hiểm sao Kim được phóng từ năm 1989 của NASA và đã kết thúc nhiệm vụ năm 1994, nhưng bộ dữ liệu khổng lồ của nó vẫn không ngừng tiết lộ những điều thú vị khi các kỹ thuật phân tích hình ảnh, tín hiệu dần hiện đại hơn.
Lần này, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Robert Herick từ Trường Đại học Alaska Fairbanks (Mỹ) và chuyên gia về kỹ thuật radar Scott Hensley từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA đã phân tích các hình ảnh mà tàu Magellan thu thập đầu những năm 1990 cho đến năm 1991.
Phối cảnh 3D của khu vực Maat Mons trên sao Kim - (Ảnh: NASA).
Trong báo cáo hôm 15-3, NASA cho biết họ đã xác định được sự thay đổi hình dạng rõ ràng của một lỗ thông hơi núi lửa trên bề mặt sao Kim chỉ trong vòng 8 tháng, bằng chứng sống động cho thấy sao Kim vẫn đang hoạt động địa chất!
Sở dĩ phát hiện bị phủ bóng lâu như vậy một phần do quỹ đạo elip của tàu vũ trụ này khiến dữ liệu hình ảnh về từng khu vực của nó mang nhiều sai số phải được phân tích thủ công thay vì bằng máy.
Núi lửa nhỏ này nằm gần 2 trong số những siêu núi lửa của sao Kim là Ozza và Maat Mons. Nó có thể là một phần của Mat Mons với dữ liệu ngày 2-10-1991 cho thấy nó dường như vừa trải qua một đợt phun trào, khiến hình dạng gần tròn diện tính 2,2km2 trước đó thành méo và rộng ra thành 4km2.
Địa hình xung quanh cũng thay đổi, giống như bị dung nham tươi tàn phá ngay trước đó.
Ở Trái đất, hoạt động địa chất của hành tinh thường xuyên gây ra những thảm họa, tuy nhiên cũng cực kỳ cần thiết cho sự sống bởi cung cấp những yếu tố giúp ổn định nhiệt độ, môi trường, thành phần hóa học của bầu khí quyển...
Vì vậy, tìm kiếm được một hành tinh có hoạt động địa chất là giấc mơ của các nhà thiên văn. Đó là một trong những yếu tố cốt lõi cho thấy hành tinh đó còn có khả năng nuôi dưỡng sự sống.
Trở lại với sao Kim, nó từ lâu được chứng minh đã ra đời như người anh em song sinh của Trái đất với đầy đủ các điều kiện để sống - và vẫn đang nằm trong "vùng sự sống" của Hệ Mặt trời - nhưng lại bị nhiều yếu tố thiếu may mắn trong quá trình tiến hóa hành tinh khiến nó quay chậm lại, ngừng hoạt động địa chất và bị bao trùm bởi hiệu ứng nhà kính khốc liệt.
Một điều khiến người ta từng tin sao Kim đã chết là thạch quyển của nó là một lớp vỏ liền mạch, thay vì gồm nhiều mảng kiến tạo như Trái đất. Núi lửa Trái đất thường phun ở rìa các mảng kiến tạo. Tuy nhiên phát hiện mới cho thấy núi lửa trên hành tinh khác có thể đã hoạt động theo một cách khác.
Địa điểm này sẽ là nơi bí ẩn để các sứ mệnh tiếp theo của NASA khám phá. Nhiều nghiên cứu vài năm gần đây đã tìm ra các dấu hiệu sinh học tiềm năng trong quang phổ của hành tinh, điều mà cơ quan vũ trụ của Mỹ thể hiện rõ sự quan tâm.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Science.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao
Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước
Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối
Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.
