35.000 tấn nhựa trôi trên các đại dương thế giới

Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế cho thấy hiện có tới 35.000 tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt các đại dương thế giới, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (NAS) ngày 30/6, nhựa thải hiện đang trôi nổi trên khắp tất cả đại dương toàn cầu. Đây là kết quả của dự án nghiên cứu Malaspina Expedition do ĐH Cadiz (Tây Ban Nha) dẫn đầu thực hiện.


Rác thải làm từ nhựa trôi trên mặt biển Thái Bình Dương - (Ảnh: NBC)

Nhựa thải trôi nổi trên bề mặt đại dương chủ yếu là polyethylene và polypropylene, hai loại polymer được sử dụng để sản xuất các sản phẩm của cuộc sống thường ngày như túi mua hàng, bình đựng thực phẩm và nước ngọt, đồ chơi… Nhựa thải trên biển tập trung nhiều nhất ở năm khu vực là phía tây nước Mỹ, vùng giữa Mỹ và châu Phi, phía tây của vùng nam Nam Mỹ, phía đông và tây của cực nam châu Phi. Giáo sư Andres Cozar cảnh báo sinh vật biển có thể ăn các hạt nhựa nhỏ, dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng.

“Chúng ta đang xả một số lượng lớn nhựa vào môi trường tự nhiên. Chúng ta đang thay đổi cơ bản cấu trúc của các đại dương thế giới” - giáo sư Kara Lavender Law, chuyên gia nghiên cứu ô nhiễm nhựa thuộc Hiệp hội Giáo dục biển Massachusetts (Mỹ), cảnh báo.

Dự án Malaspina Expedition khởi động từ tháng 12/2010 với sự tham gia của hơn 400 nhà khoa học trên toàn thế giới. Tàu nghiên cứu hải dương Hespérides đã di chuyển trên khắp các đại dương thế giới từ thời điểm đó để thu thập dữ liệu về rác thải nhựa trên biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News