''Bom nước'' 60.000 tấn đổ xuống như thác, hầm chui thành ''hầm tử thần'' trong tích tắc
Theo Thông tấn xã Yonhap (Hàn Quốc), ít nhất 13 người thiệt mạng trong hầm chui ở Osong khi nước tràn vào, nhấn chìm nhiều phương tiện đang di chuyển trong hầm.
"Bom nước" 60.000 tấn đổ xuống như thác
Dòng nước xối xả tràn vào khiến đường hầm bị ngập.
Vào lúc 8h40 sáng ngày 15/7, anh A. đang đi qua đường ngầm Gungpyeong ở Osong, thành phố Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong thì bất ngờ gặp sự cố nguy hiểm.
"Khi tôi vào hầm chui thì nước bắt đầu tràn vào, lúc ra khỏi hầm thì bánh xe ngập hoàn toàn trong nước. Tôi thoát ra được và nhìn vào gương chiếu hậu thấy nước đang ào ạt như thác đổ vào hầm chui", anh A. nói với Yonhap. "Giờ đây, mỗi khi nghĩ đến vụ việc, tôi vẫn cảm thấy choáng váng".
Chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều tài xế trải qua vụ việc cho biết, bản thân như thoát khỏi đường hầm "tử thần" trong tích tắc.
Trong 5 ngày từ ngày 13-17/7, những cơn mưa lớn với lượng mưa đạt kỷ lục lên tới 570 mm đã đổ xuống nhiều khu vực tại Hàn Quốc.
Đặc biệt, vào ngày 15/7, nước sông Miho dâng cao do mưa lớn đã làm vỡ bờ bao và bắt đầu tràn vào hầm chui ở Osong, cô lập hàng chục phương tiện và các hành khách.
Đến sáng 17/7, lượng nước trong hầm chui vẫn còn cao đến thắt lưng người trưởng thành. (Ảnh: Thông tấn xã Yonhap)
Theo Yonhap, khi bờ kè gần cầu Mihocheongyo bị cuốn trôi, nước từ sông ngay lập tức đổ vào hầm chui. Đường hầm chui dài 430m ngập 60.000 tấn nước trong 2-3 phút.
Có máy bơm thoát nước trong đường hầm nhưng có vẻ như phòng kỹ thuật điện cũng bị ngập trong nước, khiến nó gần như vô dụng.
Một số người trong các xe gặp nạn đã cố gắng thoát ra khỏi xe nhưng nhiều người bị mắc kẹt bên trong xe, không thể di chuyển trong nước.
Có ít nhất 1 nạn nhân trèo lên nóc xe và bị sóng nước tiếp tục dâng cao cuốn trôi.
B, một hành khách trên xe buýt được giải cứu khỏi hiện trường vụ tai nạn cho biết: "Tôi vô cùng sợ hãi vì một lượng nước khổng lồ bất ngờ tràn vào hầm chui".
Cứu nạn ban đầu gặp khó khăn
Theo ghi nhận, 13 thi thể đã được đưa ra khỏi hầm chui nhưng công tác cứu hộ còn gặp nhiều khó khăn do mưa lớn kèm lượng bùn đất bị cuốn vào hầm.
Thời điểm đầu, đội cứu hộ không thể đưa thợ lặn vào vì đường hầm chứa đầy bùn đất và nước sôngtiếp tục tràn vào từ bờ kè bị sập.
Khi bờ kè bị sập được sửa chữa và mưa ngớt dần, nóc đường hầm mới có khoảng trống để xuồng cao su có thể đi vào. Phải đến 5h55 phút sáng ngày 16/7, tức 21 giờ sau khi tai nạn xảy ra, 4 thợ lặn mới có thể bắt đầu công cuộc tìm kiếm.
- Một cán bộ của sở cứu hỏa địa phương cho biết: "Do dự báo có mưa lớn đến ngày 18 nên chúng tôi sẽ hoàn thành công tác tìm kiếm bằng cách huy động toàn bộ thiết bị như máy bơm nước trước đó".
- Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
- Biến đổi khí hậu dưới lòng đất làm hư hại các công trình
- Thế giới ba lần phá vỡ kỷ lục nhiệt chỉ trong 4 ngày

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).
