Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km
Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa Hệ Mặt trời.
Kính viễn vọng Allen Telescope Array (ATA) sau đợt sửa chữa năm 2019. (Ảnh: SETI).
Allen Telescope Array (ATA), đài quan sát vô tuyến mới tân trang gần đây ở San Francisco, California, bắt liên lạc với tàu thăm dò Voyager 1 hôm 9/7, sử dụng 20 trên 42 ăngten đĩa, mỗi ăngten rộng 6,1 m. Kính viễn vọng ghi lại 15 phút dữ liệu lưu trữ trong đĩa.
Việc phát hiện Voyager 1, vật thể nhân tạo nhanh nhất, cho thấy khả năng và độ mạnh của kính viễn vọng Allen Telescope Array sau khi sửa chữa vào năm 2019. Thông báo hôm 25/8 của Viện SETI chuyên nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh không cung cấp thêm thông tin về tín hiệu.
NASA đang tìm hiểu một trục trặc kỳ lạ khiến Voyager 1 gửi dữ liệu vô nghĩa về vị trí của tàu trong không gian. NASA lần đầu tiên thông báo về sự cố này hồi tháng 5. Họ tin chắc tàu vũ trụ an toàn bởi nếu dữ liệu chính xác, tín hiệu từ tàu Voyager 1 sẽ không hướng thẳng về phía Trái đất.
Hiện nay, ở cách Trái đất khoảng 23,3 tỷ km, gấp 156 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt Trời, tàu Voyager 1 đang được theo dõi bởi Mạng lưới Không gian sâu của NASA và gửi dữ liệu ở tốc độ 160 bit/giây. Con tàu đã tiến vào không gian liên sao cách đây 10 năm và đang đo đặc điểm của môi trường ngoài rìa nhật quyển, bong bóng plasma tạo bởi Mặt Trời và bao quanh các hành tinh.
Voyager 1 vẫn đang bay qua Đám mây Oort, một đĩa sao chổi và tiểu hành tinh hình cầu ở rìa xa nhất của Hệ Mặt trời, gấp hơn 200 lần khoảng cách giữa Trái đất và ngôi sao. Chưa có tàu vũ trụ nào từng bay tới Đám mây Oort và Voyager sẽ mất khoảng 300 năm để tới đó. Tuy nhiên, con tàu có thể sẽ chết trước lúc đó bởi theo dự kiến, tàu sẽ cạn kiệt nhiên liệu vào năm 2025.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
