Thiên thạch va trúng kính viễn vọng 10 tỉ USD của NASA

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết một thiên thạch nhỏ đã va vào kính viễn vọng không gian James Webb, làm biến dạng một trong những tấm gương của kính song không ảnh hưởng đến lịch trình quan sát dự kiến.

"Vụ va chạm gần đây không làm thay đổi lịch trình của Webb" - NASA thông tin vào ngày 8-6.

Thiên thạch nhỏ đã va vào kính viễn vọng trị giá 10 tỉ USD hồi cuối tháng 5, để lại ảnh hưởng nhỏ nhưng phát hiện được trong dữ liệu của kính viễn vọng Webb, thông báo của NASA nêu.


Kính viễn vọng không gian James Webb - (Ảnh: SPACE.COM)

NASA cũng cho biết thêm đây là vụ va chạm thứ năm và là vụ va chạm lớn nhất của kính James Webb kể từ khi kính viễn vọng này được phóng lên vũ trụ hồi tháng 12-2021, theo Hãng tin Reuters.

"Sau những đánh giá ban đầu, đội ngũ nhận thấy kính viễn vọng vẫn đang hoạt động ở mức vượt quá mọi yêu cầu của nhiệm vụ. Các phép đo và phân tích kỹ lưỡng đang được tiến hành", NASA thông tin thêm.

Theo cơ quan này, các kỹ sư đã bắt đầu điều chỉnh lại phần gương bị va chạm để giúp "loại bỏ một phần biến dạng".

Tháng 1-2022, kính viễn vọng James Webb đã tới đích đến cuối cùng sau gần một tháng kể từ khi được phóng vào vũ trụ. Đích đến này cách Trái đất khoảng 1,6 triệu km. Dự kiến kính James Webb sẽ gửi về những ảnh màu đầu tiên của vũ trụ trong tháng 7 tới.

Gương mạ vàng của kính James Webb được thiết kế để chịu được sự bắn phá của các hạt có kích thước như bụi bay với tốc độ cực cao trong vũ trụ. Các kỹ sư NASA cũng tính toán để kính Webb chịu được tác động từ các vụ va chạm không thường xuyên của các thiên thạch nhỏ xuất phát từ các cơn mưa sao băng.

Tuy nhiên, thiên thạch va chạm với kính James Webb hồi tháng 5 không phải từ mưa sao băng, và vụ va chạm này lớn hơn so với những gì đội ngũ kính James Webb đã thử nghiệm trên mặt đất.

NASA cho biết họ đã tập hợp một nhóm kỹ sư để nghiên cứu cách tránh những va chạm như trên trong tương lai.

Kính James Webb là một trong những đài quan sát vũ trụ đắt tiền nhất từng được xây dựng, thuộc quyền quản lý của NASA. Kính James Webb có một bộ các cảm biến và 18 gương mạ vàng hoạt động cùng nhau để tìm kiếm những hành tinh xa xôi cũng như các thiên hà từ những giai đoạn đầu của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News