Trung Quốc cho ra đời lợn nhân bản bằng robot đầu tiên trên thế giới

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết họ phát triển một quá trình nhân bản lợn hoàn toàn thông qua sử dụng robot.

Hồi tháng 3/2022, một con lợn mẹ mang thai hộ sinh 7 con non nhân bản ở Trường trí tuệ nhân tạo tại Đại học Nankai, Thiên Tân. "Mỗi bước của quá trình nhân bản đều tự động và không có con người tham gia", Liu Yaowei, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Trung Quốc cho ra đời lợn nhân bản bằng robot đầu tiên trên thế giới
Lợn nhân bản bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng. (Ảnh: China Daily)

Liu cũng nhấn mạnh việc sử dụng robot cũng làm tăng tỷ lệ thành công của quá trình nhân bản do chúng ít có khả năng gây tổn thương tế bào hơn trong lúc thực hiện quy trình nhân bản phức tạp. Nếu hiệu quả, hệ thống tự động này có tiềm năng phát triển thành bộ kit nhân bản mà bất kỳ công ty hoặc viện nghiên cứu nào cũng có thể mua được, giúp giải phóng nhà khoa học khỏi công việc nhân bản bằng tay tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, theo Pan Dengke, nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.

Pan, nhà sáng lập công ty Clonorgan Biotechnology ở Thành Đô, từng tạo ra hơn 1.000 con lợn nhân bản bằng tay mỗi ngày. Quá trình đó tốn thời gian và phức tạp đến mức khiến ông bị đau lưng. Kỹ thuật phổ biến nhất để nhân bản một phôi thai trong phòng thí nghiệm là chuyển nhân tế bào sinh dưỡng, tiến hành dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này đòi hỏi cả tế bào trứng và tế bào sinh dưỡng lấy từ động vật cần nhân bản. Các nhà nghiên cứu loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc con vật khác, thay thế bằng nhân từ tế bào sinh dưỡng.

Năm 2017, nhóm nghiên cứu ở Đại học Nankai tạo ra những con lợn non nhân bản đầu tiên trên thế giới bằng robot, dù một số công đoạn trong quá trình, bao gồm loại bỏ nhân của tế bào trứng, vẫn do con người thực hiện. Từ sau đó, họ đã cải tiến thuật toán điều khiển và giờ đây có thể tiến hành mọi công đoạn tự động. Các nhà nghiên cứu sẽ báo cáo chi tiết kỹ thuật trong bài báo đăng trên tạp chí Engineering.

Trong 5 năm qua, nhóm nghiên cứu cũng nâng cao tỷ lệ phát triển thành công của phôi thai nhân bản từ 21% lên 27,5%, so với 10% khi thực hiện thủ công. "Hệ thống AI của chúng tôi có thể tính toán chủng loại bên trong tế bào và chỉ đạo robot sử dụng lực tối thiểu để hoàn thành quá trình nhân bản, giảm tổn thương tế bào do bàn tay của con người gây ra", Liu chia sẻ.

Liu và cộng sự hy vọng những thành tựu mới có thể giúp tăng số lượng lợn chất lượng cao ở Trung Quốc, giúp quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới bớt phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Kỹ thuật nhân bản bằng robot còn có hàng loạt ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi động vật, bao gồm hỗ trợ sinh sản và chọn giống. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách thương mại hóa quá trình nhân bản bằng robot.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh hoàng mạng sâu bướm khổng lồ giăng đầy khắp công viên ở Anh

Kinh hoàng mạng sâu bướm khổng lồ giăng đầy khắp công viên ở Anh

Mạng lưới trắng xóa, mềm mịn khổng lồ bao phủ khắp các thân cây quanh công viên gần nhà khiến người phụ nữ 34 tuổi tại Anh vô cùng sửng sốt.

Đăng ngày: 02/06/2022
Gián ăn bụi Mặt trăng lấy về từ sứ mệnh Apollo 11 đang được bán đấu giá

Gián ăn bụi Mặt trăng lấy về từ sứ mệnh Apollo 11 đang được bán đấu giá

Bụi Mặt Trăng được các phi hành gia Apollo 11 đem về Trái đất. Bụi được cho gián ăn và thải ra. Cả gián và bụi được lưu giữ từ năm 1969 đến nay được đem ra bán đấu giá.

Đăng ngày: 02/06/2022
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 02/06/2022
Vi khuẩn đường ruột có thể là

Vi khuẩn đường ruột có thể là "khởi nguồn" của các cảm giác thèm ăn khác nhau ở người

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho biết, vi khuẩn đường ruột của con người có thể là lý do khiến con người thèm ăn.

Đăng ngày: 01/06/2022
Quần thể ong mật trên thế giới có thể bị xóa sổ vì một loài virus nguy hiểm?

Quần thể ong mật trên thế giới có thể bị xóa sổ vì một loài virus nguy hiểm?

Một nhà khoa học hàng đầu cảnh báo quần thể ong toàn cầu có thể bị đe dọa bởi một loại virus mới được phát hiện.

Đăng ngày: 31/05/2022
Nông dân Nga dùng máy bay không người lái để trồng lúa

Nông dân Nga dùng máy bay không người lái để trồng lúa

Tại vùng Krasnoyarsk, Nga, lần đầu tiên lúa được gieo bằng máy bay không người lái. Nhờ công nghệ, có thể gieo phủ tới 150 ha mỗi ngày.

Đăng ngày: 31/05/2022
Vỏ đất sinh học Biocrusts giúp giảm 60% lượng phát thải bụi toàn cầu

Vỏ đất sinh học Biocrusts giúp giảm 60% lượng phát thải bụi toàn cầu

Trong cuộc chiến không ngừng nghỉ chống lại bụi, con người sở hữu một kho vũ khí phong phú, từ vải sợi nhỏ cho đến máy hút bụi.

Đăng ngày: 30/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News