Phát hiện hệ sinh thái mới ẩn giấu dưới thềm băng lớn nhất Nam Cực
Các nhà khoa học ở New Zealand vừa phát hiện một hệ sinh thái ngầm ẩn giấu 500 m dưới thềm băng lớn nhất Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hệ sinh thái bên dưới lớp băng ở một cửa sông cách rìa thềm băng Ross - thềm băng lớn nhất Nam Cực - hàng trăm km, Guardian đưa tin ngày 6/6.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu chỉ tìm hiểu vai trò của cửa sông liên quan đến quá trình thềm băng tan chảy do biến đổi khí hậu.
Nhưng khi họ khoan sâu xuống lớp băng và dưới con sông, máy ảnh bị che phủ bởi những đàn động vật chân đốt - những sinh vật nhỏ cùng một dòng giống với các loài tôm hùm và cua.
“Trong thoáng chốc, chúng tôi nghĩ máy ảnh gặp vấn đề, nhưng khi thay đổi tiêu cự, chúng tôi phát hiện một bầy chân đốt với kích thước khoảng 5 mm", Craig Stevens, thành viên thuộc Viện Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand, cho biết.
Những loài sinh vật có hình dáng giống con tôm được phát hiện ở dòng sông nằm bên dưới thềm băng Ross. (Ảnh: Guardian).
Ông Stevens cho biết đây là một bất ngờ lớn. “Chúng tôi đã rất hào hứng vì phát hiện những loài động vật như vậy có nghĩa có một hệ sinh thái quan trọng ở đó".
Huw Horgan, trưởng dự án nghiên cứu đến từ Đại học Wellington, là người đầu tiên phát hiện ra cửa sông, sau khi quan sát rãnh băng lúc nghiên cứu hình ảnh vệ tinh của thềm băng Ross.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã biết về một mạng lưới sông và hồ nước ngọt ẩn bên dưới các tảng băng ở Nam Cực, song vẫn chưa khảo sát trực tiếp.
"Quan sát và lấy mẫu từ dòng sông này có cảm giác như là người đầu tiên bước vào một thế giới được ẩn giấu", ông Horgan nói.
Ông cho biết thêm đã đặt các thiết bị ghi hình dưới con sông để quan sát, trong khi các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm sẽ phân tích điều gì khiến con sông này đặc biệt.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
