'Ánh sáng chậm' giúp tăng tốc cho Internet

Các nhà khoa học Anh cho biết lưu thông mạng sẽ tăng lên đáng kể nhờ việc giảm tốc độ một số phần của nó và dùng "siêu vật chất" để thay thế các điện tử cồng kềnh, chậm chạp trong định tuyến dữ liệu.

Thông thường, hệ thống tuyến viễn thông tốc độ cao, trong đó có cáp sợi quang trải dài trên khoảng cách lớn, mang vô số luồng thông tin khác nhau trên những kênh khác nhau với nhiều tần số ánh sáng riêng.

Khi dữ liệu gần tới điểm đến của nó, các tần số ánh sáng sẽ được tách ra để gửi đến đích. Việc chia tách này phải nhờ đến thiết bị khổng lồ làm nhiệm vụ đưa dải tần số nằm khá gần nhau trong xung vào những bộ tách sóng khác nhau.

'Ánh sáng chậm' giúp tăng tốc cho Internet

Thiết kế của "siêu vật chất" metamaterial. Ảnh: BBC

Ánh sáng sau đó được chuyển thành tín hiệu điện từ, được lưu trữ, định tuyến và chuyển lại thành tín hiệu quang bằng laser. Chính việc chuyển đổi này đã làm cho quy trình trở nên phức tạp, đắt đỏ và làm giảm tốc độ truyền dữ liệu.

"Ánh sáng và sợi quang có thể đạt ngưỡng vài terahertz nhưng việc chuyển đổi qua lại đó làm tốc độ của cả quy trình chỉ đạt vài gigahertz", Tiến sĩ Chris Stevens thuộc đại học Oxford cho biết.

Lúc này, "siêu vật chất" (metamaterial - vật chất có được các đặc điểm dựa trên cấu trúc của nó chứ không phải thành phần cấu tạo) chính là giải pháp hữu hiệu. Nếu tín hiệu ánh sáng có thể làm chậm lại trong quá trình chuyển đổi nói trên, người ta không cần trải qua bước chuyển đổi tín hiệu điện từ. Các tính chất quang của siêu vật chất có được theo ý muốn để làm chậm ánh sáng, giúp nó có thể lưu trữ được.

"Khả năng làm chậm ánh sáng sẽ là động lực mạnh mẽ cho ngành viễn thông gia tăng tốc độ và hiệu suất hoạt động", Giáo sư Xiang Zhang thuộc đại học California, nhận định. "Với siêu vật chất, người ta có thể tưởng tượng viễn cảnh một chip đơn sẽ vận hành được cả quy trình định tuyến trong khi hiện nay phải nhờ đến các hệ thống khổng lồ".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News