Vì sao con lắc mỏng manh chiến thắng được viên đạn?

Viên đạn vỡ tan khi bắn vào hệ thống con lắc tưởng chừng rất mong manh. Bí mật được soi rọi dưới ánh sáng của định luật vật lý kinh điển.

Vì sao con lắc mỏng manh chiến thắng được viên đạn?
Con lắc ra đời nhằm chứng minh định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng.

Con lắc Newton là một thiết bị được chế tạo vào thế kỷ 17, bởi nhà khoa học người Pháp Edme Mariotte nhằm chứng minh định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng thông qua những quả cầu lắc lư, được gắn trên một giá đỡ.

Trong một video được đăng tải trên kênh The Slowmo Guys, các nhà nghiên cứu đã sử dụng camera tốc độ cao Phantom TMX 7510 để ghi lại cảnh một viên đạn súng lục 9mm được bắn thẳng vào hệ thống con lắc đang đặt trên bàn.

Nhiều người có lẽ sẽ cho rằng những quả cầu mong manh không thể chịu được lực tác động từ viên đạn mà vỡ tan, hoặc chí ít cũng bị văng đi tứ tung. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy điều ngược lại.

Vì sao con lắc mỏng manh chiến thắng được viên đạn?
Sự thật cho thấy viên đạn mới là vật bị vỡ tan ngay sau khi xảy ra va chạm.

Thay vì quả cầu, viên đạn mới là vật bị vỡ tan ngay sau khi xảy ra va chạm. Thêm vào đó, hệ thống con lắc với những quả cầu bị chịu tác động thậm chí còn chẳng hề xê dịch trong giây lát.

Theo lý giải, sở dĩ xảy ra điều này là bởi khi viên đạn lao vào, nó đồng thời tạo ra một phản lực có cùng độ lớn, nhưng theo phương ngược lại, khiến viên đạn lập tức bị vỡ (theo Định luật III Newton).

Trong khi đó, quả bóng chịu tác động đứng im là do động lượng của nó được chuyển sang cho các quả bóng khác. Bạn đọc có thể xem rõ hơn về thí nghiệm thú vị này trong video dưới đây.

*Lưu ý: Những người làm video nhấn mạnh rằng thử nghiệm này rất nguy hiểm, và người xem không thực hiện tại nhà.


Đoạn video được quay ở 100,000 FPS, tức gấp khoảng 4.000 lần so với tốc độ mắt người, đã ghi lại chuyển động chân thực của viên đạn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao một số loài chim có trí thông minh vượt trội?

Tại sao một số loài chim có trí thông minh vượt trội?

Không chỉ thông minh hơn các " anh em họ hàng", những loài chim này còn sở hữu những đặc điểm chỉ thấy ở con người.

Đăng ngày: 10/11/2022
Tại sao con người ăn thịt?

Tại sao con người ăn thịt?

Con người ăn thịt từ thời tiền sử và tiêu thụ thịt ngày càng nhiều hơn. Chỉ trong 50 năm qua, toàn cầu tiêu thụ khoảng 350 triệu tấn thịt một năm, theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO).

Đăng ngày: 09/11/2022
Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?

Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?

Nhiều người không dám ăn rau muống vì sợ nó sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi, liệu điều này có đúng không?

Đăng ngày: 06/11/2022
Vì sao phi hành gia Liên Xô thường mang theo súng lên vũ trụ?

Vì sao phi hành gia Liên Xô thường mang theo súng lên vũ trụ?

Năm 1961, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay lịch sử vào vũ trụ. Sau đó, Liên Xô triển khai nhiều sứ mệnh khác.

Đăng ngày: 04/11/2022
Vì sao Alaska gấp rút hủy mùa đánh bắt cua tuyết?

Vì sao Alaska gấp rút hủy mùa đánh bắt cua tuyết?

Nguyên nhân khiến số lượng cua tuyết Alaska giảm từ ước tính 11 tỷ con xuống còn 2 tỷ chỉ trong 4 năm vẫn đang được các nhà khoa học làm rõ.

Đăng ngày: 04/11/2022
Tại sao tivi ngày nay không còn xuất hiện tình trạng nhiễu hạt trắng nữa?

Tại sao tivi ngày nay không còn xuất hiện tình trạng nhiễu hạt trắng nữa?

Nhiễu hạt trắng là tình trạng phổ biến của những mẫu TV thế kỷ 20.

Đăng ngày: 03/11/2022
Vì sao khi ngựa gãy chân, lựa chọn duy nhất còn lại cho chúng là an tử?

Vì sao khi ngựa gãy chân, lựa chọn duy nhất còn lại cho chúng là an tử?

Là một trong những giống loài được thuần hóa gần gũi nhất với con người, ngựa đã là bạn của nhân loại trong hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 02/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News