Vì sao phi hành gia Liên Xô thường mang theo súng lên vũ trụ?

Ngày 12/4/1961 trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới khi nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin của Liên Xô trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay lịch sử vào vũ trụ. Sau đó, các phi hành gia ở xứ sở bạch dương tiếp tục thực hiện các sứ mệnh mới và thiết lập những kỷ lục ấn tượng.

Trong các chuyến bay vào vũ trụ, các phi hành gia Liên Xô thường mang theo một số thứ như thức ăn, thuốc men, ảnh gia đình, các cuốn sách yêu thích... Một thứ đặc biệt mà phi hành gia mang theo khiến nhiều người tò mò là súng.


Súng là món đồ đặc biệt được các phi hành gia Liên Xô mang lên vũ trụ.

Việc sử dụng các loại vũ khí gây nổ hoặc phóng đạn không được các chuyên gia khuyên dùng trong môi trường không trong lực. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là loại vũ khí này không khả dụng trong không gian.

Người khởi xướng việc mang súng lên vũ trụ và cũng là một trong những người tham gia chương trình phát triển là nhà du hành vũ trụ Alexei Leonov - người đầu tiên đi bộ ngoài không gian. Phi hành gia Leonov bị mắc kẹt trong một khu rừng khi tàu hạ cánh.

Từ đó về sau, các phi hành gia được trang bị súng trong bộ trang bị khẩn cấp trên vũ trụ nhằm bảo vệ họ khỏi thú hoang như gấu trong trường hợp tàu của họ hạ cánh ở những khu vực xa xôi như Siberia.

Ba nòng súng - 2 ở trên, 1 ở dưới, của TP-82 được phát triển đặc biệt trong chương trình Soyuz. Một nòng súng để bắn đạn, một để bắn vỏ đạn và vị trí còn lại để tóe lửa.

Trước năm 2006, các phi hành gia luôn mang theo TP-82 khi thực hiện sứ mệnh bay vào không gian. TP-82 được thiết kế có 3 nòng súng: một là đạn thường, một dành cho đạn súng shotgun và một cho pháo sáng.

Trong quá trình làm nhiệm vụ trên vũ trụ, súng sẽ được các phi hành gia giữ trong một chiếc hộp kim loại.

Nếu mọi chuyện diễn ra đúng kế hoạch, phi hành gia hạ cánh ở địa điểm an toàn thì chiếc hộp chứa khẩu súng đó sẽ không bao giờ được mở ra. Kết thúc sứ mệnh, những khẩu súng mang lên vũ trụ thường được tặng cho phi hành gia như một món quà lưu niệm.

Đến giữa năm 2006, giới chức trách và các chuyên gia nhận thấy khẩu súng TP-82 quá cồng kềnh nên đã thay thế nó bằng vũ khí nhỏ gọn hơn là khẩu Makarov - súng lục bán tự động có đạn 9mm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News