Tại sao tivi ngày nay không còn xuất hiện tình trạng nhiễu hạt trắng nữa?
Nhiễu hạt trắng là tình trạng phổ biến của những mẫu TV thế kỷ 20.
Màn hình có hạt nhiễu trắng như tuyết là một yếu tố nhất thiết phải có trong trải nghiệm TV thế kỷ 20, nhưng giờ đây, nó đã trở thành dĩ vãng. Tại sao TV ngày này không còn bị tình trạng nhiễu hạt nữa?
Chỉ tồn tại trên mẫu tivi đời cũ
Nhiễu hạt trắng thường gặp trên các TV đời cũ.
Nhiễu hạt trắng là tình trạng phổ biến trên các TV đời cũ. Chúng sẽ xuất hiện khi chúng ta điều chỉnh TV sang một kênh không khả dụng.
Để biết tại sao TV đời cũ lại có hạt nhiễu như vậy, bạn phải hiểu cách TV analog hoạt động. Dễ hiểu nhất, những chiếc TV cũ hoạt động giống như radio nhưng được bổ sung thêm hình ảnh.
Giống như đài phát thanh, bạn có thể nghe âm thanh rõ ràng và sắc nét khi ngồi ở nhà hoặc đang trong thành phố, nhưng lại đầy tiếng ồn hoặc méo tiếng khi đi xuyên rừng hay những khu vực hoang vắng do sóng radio bị hạn chế. Tín hiệu TV analog cũng dao động trong khoảng từ rất mạnh đến gần như không thu được.
Và, giống như một chiếc radio cũ, khi bạn điều chỉnh TV analog đến một kênh không được sử dụng trong khu vực của bạn, TV vẫn đang cố kéo tín hiệu nhưng không tìm thấy chương trình truyền hình thích hợp.
Khi không tìm thấy tín hiệu, TV sẽ “phát” ra hình ảnh phông nền với những hạt nhiễu thay đổi ngẫu nhiên mà không có hình ảnh. Hạt nhiễu trên TV analog đời cũ là sự kết hợp của nhiễu điện trong chính chiếc TV, tần số sóng vô tuyến từ môi trường địa phương và bức xạ từ vũ trụ. Thực tế, một phần nhiễu xuất hiện trên TV đời cũ chính là bức xạ gamma từ vụ nổ Big Bang trải qua hàng tỉ năm và sự giãn nở của vũ trụ trở thành bức xạ vi ba. Một lượng nhỏ bức xạ chạm vào Trái Đất, xuyên qua bầu khí quyển của chúng ta và hiển thị dưới dạng hạt nhiễu trên TV analog.
Lý do TV hiện đại ngày nay không xuất hiện tình trạng nhiễu hạt trắng
Khi không có tín hiệu hình ảnh, TV hiện đại ngày nay chỉ hiển thị màn hình trống hoặc đôi khi có thêm một số thông tin chỉ dẫn cho người dùng (Ảnh: How To Geek)
Để hiểu tại sao TV hiện đại không còn xuất hiện tình trạng nhiễu hạt trắng, chúng ta cần phải quay lại và xem xét về lịch sử thay đổi về phương thức phát truyền hình trên các mẫu TV ở thế kỷ 21.
Năm 1996, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Viễn thông trong đó đến việc chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình digital (kỹ thuật số) nhằm giải phóng một loạt tần số vô tuyến cho những mục đích khác, bao gồm cả liên lạc di động và các dịch vụ khẩn cấp.
Dù ngày kết thúc truyền hình analog bị trì hoãn nhiều lần so với thời điểm ban đầu được quy định trong Đạo luật Viễn thông 1996, nhưng đến ngày 12/06/2009, mọi trạm analog công suất cao tại Mỹ đã chuyển sang tín hiệu kỹ thuật số.
Do sự thay đổi đó, các TV hiện đại không có bộ thu sóng analog. Khi điều chỉnh TV hiện đại có bộ dò kỹ thuật số đến một kênh không khả dụng thì màn hình TV sẽ không có gì khác ngoài một màn hình trống với thông báo “Không có tín hiệu” và không có một chút hạt nhiễu nào xuất hiện.
Đó là vì tín hiệu truyền hình kỹ thuật số có dạng nhị phân. Ăng-ten có thể nhận tín hiệu và tạo ra hình ảnh hoặc không thể, chứ không có hạt nhiễu hay bất kỳ tàn tích nào của thời truyền hình analog nữa.
Khi không có tín hiệu hình ảnh, TV hiện đại ngày nay chỉ hiển thị màn hình trống hoặc đôi khi có thêm một số thông tin chỉ dẫn cho người dùng.

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Tại sao loài hải ly thích xây dựng những con đập để làm tổ?
Trên thực tế, những con đập được xây dựng bởi loài hải ly không chỉ được dùng làm tổ cho chúng, mà hơn thế nữa, những con đập này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?
Người Trung Hoa cổ xưa viết chữ theo một trình tự rất độc đáo và khác biệt. Họ viết chữ theo hướng dọc thẳng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay
Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.
