Vì sao thảm kịch Itaewon không phải một vụ giẫm đạp?

Theo giáo sư G. Keith Still, chuyên gia về an toàn đám đông tại Đại học Suffolk (Anh), thảm kịch ở Itaewon có thể gọi là một vụ đám đông chèn ép, chứ không phải một vụ giẫm đạp.

Một vụ đám đông chèn ép (crowd crush) có thể xảy ra khi quá nhiều người bị nhồi vào một không gian kín.

Nếu có một tác nhân kích thích - như tình trạng xô đẩy hay ai đó vấp ngã - khiến cả đám đông ngã xuống, “hiệu ứng domino” sẽ xảy ra.

“Cả đám đông cùng ngã xuống một lúc”, giáo sư Still nhận định với Washington Post. “Nếu đang ở trong một không gian kín, họ không thể đứng dậy nữa”.


Nơi xảy ra thảm kịch đêm Halloween ở Itaewon, Seoul, Hàn Quốc hôm 29/10. (Đồ họa: New York Times. Việt hóa: Bảo Châu).

Khác biệt giữa một vụ đám đông chèn ép và giẫm đạp

Bất cứ khi nào các nhóm lớn tụ tập tại những khu vực gần nhau, sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng mà chuyên gia gọi là "crowd crush", New York Times đưa tin.

Theo đó, một đám đông tập trung gần nhau trong một không gian hạn chế đến mức không ai có thể di chuyển được.

Thương tích và tử vong phổ biến nhất trong những thảm kịch như vậy chủ yếu là do tình trạng “compressive asphyxia” (quá trình hô hấp bị ngăn cản bởi áp lực bên ngoài lên cơ thể). Nó xảy ra khi mọi người bị đẩy, chèn ép lên người nhau quá chặt đến mức đường thở của họ bị co lại.

Trong khi đó, một vụ giẫm đạp (stampede) xảy ra khi người trong cuộc còn có không gian để bỏ chạy, điều không xảy ra tại Itaewon, giáo sư Still cho biết. Theo đó, đám đông càng lớn thì lực dồn ép càng dữ dội.



Sự khác nhau giữa một vụ đám đông chèn ép và một vụ giẫm đạp. (Đồ họa: Straits Times. Việt hóa: Bảo Châu).

Trong một bài viết được đăng tải trên Twitter, một người tự nhận có mặt tại hiện trường mô tả đám đông “ngã xuống như những quân domino và kêu gào”.

“Tôi thực sự cảm thấy như bị đè đến chết”, một bài đăng khác chia sẻ. “Tôi đã thở qua một lỗ nhỏ và khóc khi nghĩ mình sắp chết”. Tác giả của bài viết - đứng gần đỉnh của đám đông - cho biết những người ở đó đã kêu “Hãy cứu chúng tôi”, trước khi được những người gần đó kéo lên.

Ít nhất 156 người đã thiệt mạng trong thảm kịch này, xảy ra tại sự kiện dịp Halloween hôm 29/10 tại phố Itaewon, Seoul, Hàn Quốc.


Hai tình huống có thể dẫn tới thảm kịch chèn ép chết người. (Đồ họa: Straits Times. Việt hóa: Bảo Châu).

Trong trường hợp xảy ra chèn ép đám đông, áp lực từ cả bên dưới lẫn bên trên khiến các nạn nhân rất khó thở, vì phổi cần không gian để hô hấp. Sau khoảng 6 phút, những người bị mắc kẹt rơi vào tình trạng nghẹt thở - nguyên nhân tử vong chính của các nạn nhân - giáo sư Still nhận định.

Ngoài nghẹt thở, các nạn nhân cũng có thể bị thương ở tay chân, hoặc mất tri giác khi cố gắng thở hay thoát khỏi đám đông. Chỉ sau 30 giây bị chèn ép, lượng máu lên não có thể bị hạn chế, gây ra tình trạng chóng mặt.

Theo giáo sư Still, các vụ đám đông chèn ép hiếm khi bị gây ra bởi những người mất bình tĩnh, cố gắng thoát khỏi đám đông. Thay vào đó, ông chỉ ra họ chỉ mất bình tĩnh khi bắt đầu ngã xuống.

“Mọi người không chết vì hoảng loạn, họ hoảng loạn vì sắp chết”, ông nói. “Khi mọi người cùng ngã, khi người ta ngã lên nhau, mọi người cố gắng đứng lên, khiến tay chân bị vướng vào với nhau”.

Hiện tượng này từng xảy ra nhiều lần trên thế giới. Chưa đầy một tháng trước, một vụ đám đông chèn ép xảy ra ở một sân vận động tại Malang, Indonesia đã khiến hơn 130 người - bao gồm cả trẻ em - thiệt mạng.

Tháng 11/2021, một vụ khác cũng đã xảy ra tại một đêm nhạc ở Texas (Mỹ), gây ra cái chết của 10 người. Hiện trường thảm kịch có hàng rào thép bao quanh, khiến các nạn nhân bị ép chặt. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng không có lối để điều tiết dòng người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?

Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Đăng ngày: 22/02/2025
Tại sao có loại nấm độc, có loại không?

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?

Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tại sao loài hải ly thích xây dựng những con đập để làm tổ?

Tại sao loài hải ly thích xây dựng những con đập để làm tổ?

Trên thực tế, những con đập được xây dựng bởi loài hải ly không chỉ được dùng làm tổ cho chúng, mà hơn thế nữa, những con đập này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái.

Đăng ngày: 17/02/2025
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?

Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?

Người Trung Hoa cổ xưa viết chữ theo một trình tự rất độc đáo và khác biệt. Họ viết chữ theo hướng dọc thẳng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Đăng ngày: 13/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News