4 bệnh không nên dùng thuốc kháng sinh

Viêm họng thường do virus gây ra chứ không phải vi khuẩn nên sử dụng kháng sinh sẽ không có hiệu quả mà còn gây hại.

Những bệnh không cần dùng thuốc kháng sinh

Khi bị ốm, chúng ta muốn nhanh chóng khỏi bệnh nên thường dùng kháng sinh. Tuy vậy, kháng sinh chỉ chống lại vi khuẩn mà căn bệnh của bạn chưa chắc đã đến từ cùng một nguyên nhân. "Khi đó bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng chất hóa học không cần thiết", giáo sư Jeffrey Linder từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết. "Điều này không giúp bạn mà chắc chắn sẽ gây hậu quả".


Thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng tốt. (Ảnh: Men's Health).

Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến một loạt các tác dụng phụ như phát ban, phản ứng dị ứng, vi khuẩn clostridium difficile sinh sôi quá mức. Tệ hơn, các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể được kích thích tăng tưởng khiến thuốc không còn tác dụng khi bạn thực sự cần đến.

Vì những lý do trên, trước khi dùng thuốc, hãy cân nhắc kỹ và tham khảo 4 chứng bệnh không nên dùng kháng sinh do Men's Health liệt kê.

Viêm họng

Hẳn đây là lý do phổ biến nhất khiến chúng ta dùng kháng sinh. Tuy vậy, viêm họng thường do virus chứ không phải vi khuẩn, có nghĩa kháng sinh vô tác dụng.

Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virus là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày. Nếu lo lắng chứng viêm họng của mình do vi khuẩn, bạn có thể đề nghị bác sĩ xét nghiệm liên cầu khuẩn.

Áp xe da

Áp xe da dẫn đến những vết mủ nhiễm trùng đau đớn. Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh.

Cách điều trị áp xe đơn giản nhất là các bác sĩ rạch một đường rồi dùng dụng cụ lấy mủ ra ngoài. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp vết áp xe tiếp tục mở rộng hoặc vùng da xung quanh sưng, đỏ lên.


Đừng vội dùng kháng sinh khi bị nhiễm trùng xoang. (Ảnh: Men's Health).

Nhiễm trùng xoang

Hầu hết mọi người đều trải qua thời gian nghẹt mũi và đau vùng mặt do nhiễm trùng xoang. Căn bệnh này chủ yếu do virus gây ra nhưng lại hay được kê thuốc kháng sinh.

Bạn hoàn toàn có thể điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau, hạ sốt kèm thuốc thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày.

Nếu bị sốt cao và đau sâu trong vùng xoang ngay từ khi mới đổ bệnh hoặc kéo dài từ 10 ngày trở lên, bạn hãy đi khám bác sĩ.

Đau răng

Theo nghiên cứu của tờ British Dental Journal, 74% bệnh nhân đến nha sĩ với lý do đau răng được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các biện pháp tại chỗ như trám bít hố rãnh bằng sealant hoặc hàn răng là đủ để giúp bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News