4 loại thực phẩm nên ăn sau khi bị nôn
Sau khi nôn, bạn nên ngậm đá lạnh, ăn vài miếng bánh quy, đồng thời tránh tiêu thụ trà, cà phê, đồ uống có ga và nước ép rau củ.
Theo The Health Site, buồn nôn và ói mửa là những vấn đề phổ biến bạn có thể phải đối mặt ngay cả khi không mang thai hay bị trào ngược axit.
Tiến sĩ Purnima Suhas Prabhu, bác sĩ tại bệnh viện PD Hinduja, Mumbai, Ấn Độ, cho biết nếu buồn nôn, nôn mửa sau chấn thương đầu hoặc đau bụng, bạn nên ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn dễ gặp triệu chứng này do căng thẳng, lo lắng, một số loại thực phẩm dưới đây có thể làm dịu dạ dày và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.
Đá lạnh
Ngậm một vài viên đá lạnh trong miệng có thể ngăn ngừa cảm giác nôn nao. (Ảnh: Thehealthsite).
Tiến sĩ Purnima cho biết buồn nôn hoặc nôn do căng thẳng là tình trạng khá phổ biến ở học sinh trước mỗi kỳ thi vì khi lo lắng, cơ thể tạo ra nhiều axit hơn. Sau khi nôn, nhiều người thường uống nhiều nước. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống một lượng nước lớn ngay sau khi nôn vì có thể làm dạ dày nặng nề hơn. Thay vào đó, bạn nên ngậm 2-3 viên đá lạnh để ngăn ngừa ói mửa.
Bánh quy
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên ăn bánh quy lúc đói vào buổi sáng để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa. Nếu dễ bị say tàu xe, bạn nên có một gói bánh quy trong túi mỗi khi đi xa.
Sữa chua hoặc sữa đông
Bạn có thể uống một ly sữa lạnh nhưng sữa chua là lựa chọn tốt hơn vì nó dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chỉ tiêu thụ sữa tươi không có hương vị. Chúng sẽ làm dịu dạ dày, giảm lượng axit tối đa.
Sữa chua sẽ làm dịu dạ dày, giảm lượng axit tối đa.
Thực phẩm nên và không nên ăn
Một vài giờ sau khi nôn, điều tồi tệ nhất bạn làm cho cơ thể là tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều gia vị. Điều này có thể làm tăng nồng độ axit, kích hoạt cảm giác buồn nôn. Bạn nên ăn thực phẩm nhạt như bánh mì.
Ngoài ra, sau khi nôn, bạn nên tránh tiêu thụ một số thực phẩm như:
- Rau sống hoặc nước ép rau củ: Ăn rau sống với hàm lượng chất xơ cao có thể gây kích ứng dạ dày vì chúng không dễ tiêu hóa. Điều này cũng tương tự như các loại nước ép rau củ.
- Trà hoặc cà phê: Caffeine là chất có thể làm tăng nồng độ axit, dẫn đến buồn nôn, ói mửa. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ cà phê hoặc trà, những thực phẩm chứa nhiều caffeine sau khi nôn.
- Đồ uống có ga: Tiêu thụ đồ uống có ga có thể dẫn đến đầy hơi, đồng thời chúng cũng chứa caffeine, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn thêm lần nữa sau khi tiêu thụ đồ uống này.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.
