4 triệu USD cho chiếc túi chứa đất mặt trăng
Bốn triệu đôla là mức giá dự kiến của chiếc túi chứa bụi đất lấy từ mặt trăng của phi hành gia Neil Armstrong sắp được đấu giá vào tháng 7 tới.
Bà Nancy Lee Carlson, chủ sở hữu chiếc túi chứa bụi đất lấy từ mặt trăng dự kiến sẽ kiếm được một khoản tiền gấp 4.000 lần số vốn ban đầu đã chi ra để mua nó từ NASA, nhờ vào nhầm lẫn của cơ quan này.
Đó là một chiếc túi màu trắng hình vuông có dây kéo và khá đơn giản. Bên ngoài túi có dòng chữ “LUNAR SAMPLE RETURN” (mẫu vật lấy từ mặt trăng). Chiếc túi đã được Neil Armstrong mang theo đến mặt trăng năm 1969 trên tàu Apollo 11. Ông đã dùng nó để chứa các mẫu bụi đất thu thập được tại khu vực gọi là “Sea of Tranquility”. Tuy nhiên, khi trở về trái đất, chiếc túi lại bị lẫn lộn với những đồ vật khác mà không được phân loại vào kho mẫu vật của NASA.
Chiếc túi chứa bụi và đất trên mặt trăng do phi hành gia Neil Armstrong sử dụng. (Ảnh:Reuters).
Vài thập niên sau, NASA vô tình bán đấu giá chiếc túi này trong hàng loại vật dụng khác liên quan đến các sứ mệnh khá phá vũ trụ. Chiếc túi được luật sư Nancy Lee Carlson tại Chicago mua lại với giá chỉ 995 đôla.
Tò mò về lai lịch cụ thể của chiếc túi, bà Nancy đã gửi lại nó cho NASA để thẩm định nguồn gốc. Sau khi kiểm tra vật chất bên trong, cơ quan này phát hiện sai lầm khi vô tình bán đi một tài sải quý giá. Vì thế, NASA tìm cách giữ lại chiếc túi mà không trao trả cho bà Nancy.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài, tòa án Mỹ đã buộc NASA phải trả lại chiếc túi cho bà Nacy vào tháng 2 vừa qua. Theo kế hoạch, vào ngày 20/7 tới, nhân kỷ niệm 48 năm tàu Apollo 11 đáp lên mặt trăng, chiếc túi này sẽ được chủ nhân của nó bán đấu giá lần nữa.
Theo nhà đấu giá Sotheby's, chiếc túi có thể sẽ được mua với giá dao động từ 2 triệu đôla đến 4 triệu đôla. Trong khi đó, ông Jim Hull – người đứng đầu về công tác triển lãm và hiện vật của NASA thì bình luận, chiếc túi là một tài sản "vô giá" không chỉ vì chứa bụi đất ngoài vũ trụ mà còn vì giá trị lịch sử to lớn, đánh dấu mốc con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời
Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.
