5 thiên tai thảm khốc nhất lịch sử loài người

WMO lần đầu công bố 5 thiên tai thảm khốc với số người chết cao nhất trong lịch sử từng ghi nhận được.

Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) là tổ chức theo dõi tình hình nhiệt độ và thời tiết trên khắp thế giới để công bố bản báo cáo thường niên. Nhưng ngày 18/5 vừa qua, họ đã lần đầu công bố 5 thiên tai thảm khốc với số người chết cao nhất trong lịch sử từng ghi nhận được.

WWO đang cố gắng tăng cường hệ thống cảnh báo sớm các kiểu thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt khi dân số thế giới ngày càng tăng nhanh và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Những con số thống kê chỉ là ước tính vì còn nhiều nguyên nhân khác nhau mà số người chết thực tế vẫn chưa được công bố.

“Thời tiết khắc nghiệt tàn phá nghiêm trọng đời sống con người và gây thiệt hại, mất mát lớn không chỉ về tiền của mà còn về sinh mạng của con người. Một phần trách nhiệm thuộc về hệ thống giám sát và cảnh báo thiên tai. Việc phát triển hệ thống này sẽ khiến giảm nhẹ tối đa những hậu quả để lại của thiên tai trong tương lai”, Tổng thư ký WWO Petteri Taalas cho biết.

1. Cơn mưa đá chết người ở Ấn Độ

5 thiên tai thảm khốc nhất lịch sử loài người
Những viên đá của trận mưa đá năm 2007 ở New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: B Mathur/Reuters).

Một cơn mưa đá kinh hoàng đã xảy ra tại Moradabad, Ấn Độ, vào ngày 30/4/1888, khiến 246 người chết. Theo các ghi nhận, những viên đá có kích thước lớn như quả trứng ngỗng, trái cam hay bóng tennis. Nhiều ngôi nhà bị sụp đổ hoàn toàn bởi cơn mưa đá này.

“Nhiều người đang đi ngoài đường không kịp tìm nơi trú ẩn thì chỉ có bị kẹt trong cơn mưa và chết. Ngoài chết do mưa đá, người ta chạy trốn trong cơn hoảng loạn và dẫm đạp lẫn nhau khiến 14 người thiệt mạng. Một vài lễ cưới đang được diễn ra cạnh bờ sông cũng không tránh khỏi số phận. Có khoảng hơn 1.600 con gia súc như cừu, dê đã bị chết”, John Eliot - Tổng giám đốc đầu tiên của Cục Khí tượng Ấn Độ, cho biết.

2. Sét đánh gần hết cả bộ lạc ở Zimbabwe

Một bộ lạc với niềm tin tín ngưỡng của mình đã tổ chức lễ tế thần giữa trời dông bão vào ngày 23 tháng 12 năm 1975, tuy nhiên không may, một tia sét mạnh đã giáng thẳng xuống đây khiến 21 người trong bộ lạc phải bỏ mạng.

Theo thống kê, 90% tia sét ở vùng hạ Sahara đều đánh thẳng xuống mặt đất bởi hầu hết các ngôi nhà nơi đây được xây bằng gạch bùn với mái bằng kim loại.

3. Sét đánh gián tiếp gây chết người ở Ai Cập

5 thiên tai thảm khốc nhất lịch sử loài người
Một góc của thành phố Dronka sau khi bị nhấn chìm trong biển lửa. (Ảnh: Reuters).

Ngày 2/11/1994, một tia sét đã gây ra vụ hỏa hoạn đốt cháy ba thùng dầu lớn, mỗi thùng chứa khoảng 5.000 tấn nhiên liệu diesel dùng cho máy bay. Số lượng lớn nhiên liệu bị tràn ra tạo nên một cơn lụt và khiến cả vùng Dronka chìm trong biển lửa. Tổng cộng đã có 469 người chết do trận hỏa hoạn khủng khiếp.

4. Trận lốc xoáy nguy hiểm nhất thế giới ở Bangladesh

5 thiên tai thảm khốc nhất lịch sử loài người
Cơn lốc xoáy kéo dài 15 phút quét qua một ngôi làng thuộc huyện Manikganj của Bangladesh khiến hàng chục ngàn người bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Pavel Rahman/AP Photo).

Một trận lốc xoáy lớn kinh khủng đã diễn ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1989 ở quận Manikganj, miền trung Bangladesh. Cơn lốc xoáy đã phá hủy hai thị trấn, khiến 12.000 người bị thương, 1.300 người chết và 80.000 người rơi vào cảnh không nhà cửa.

5. Cơn bão nhiệt đới nguy hiểm nhất thế giới ở Bangladesh

5 thiên tai thảm khốc nhất lịch sử loài người
Cảnh vật hoang tàn sau khi cơn bão khủng khiếp quét qua bờ biển vịnh Bengal, đông Pakistan và Bangladesh. (Ảnh: AP Photo).

Cơn bão kéo dài trong đêm 12 và 13/11/1970 đã khiến từ 300.000 đến 500.000 người chết vì sự tàn bạo của nó. Cơn bão được đặt người dân tên là “Đại cuồng phong Bhola”, đã tàn phá các hòn đảo nằm dọc theo vịnh Bengal của nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Ô nhiễm bụi mịn PM2.5: Sát thủ vô hình

Ô nhiễm bụi mịn PM2.5: Sát thủ vô hình

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo một số nghiên cứu khoa học nói về tác hại của bụi mịn PM2.5 khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người.

Đăng ngày: 25/05/2017
Xe đạp

Xe đạp "ăn" khói mù và nhả không khí sạch ở Trung Quốc

Một nhà thiết kế người Hà Lan dự định đưa vào sử dụng mẫu xe đạp có thể hút khói bụi ô nhiễm và nhả ra không khí trong lành ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 24/05/2017
Mưa dông diện rộng trên khắp cả nước, đề phòng tố lốc, mưa đá

Mưa dông diện rộng trên khắp cả nước, đề phòng tố lốc, mưa đá

Ngày hôm nay Bắc Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông trong buổi sáng và trưa. Sáng sớm trời hơi se lạnh khi nhiệt độ chỉ ở mức 24-27 độ C, độ ẩm từ 65-100 %, đến trưa chiều nhiệt độ tăng nhẹ.

Đăng ngày: 24/05/2017
Tìm hiểu về băng cháy - nguồn năng lượng mới trong tương lai

Tìm hiểu về băng cháy - nguồn năng lượng mới trong tương lai

Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái banh tuyết nhỏ.

Đăng ngày: 23/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News