500 triệu tế bào da đào thải mỗi ngày nhưng vì sao máu, chất dịch cơ thể không rò rỉ qua da?

Cùng đi tìm lời giải vì sao làn da của ta dù bị bào mòn mỗi ngày nhưng chất dịch cơ thể lại không thể rò rỉ qua da.

Chúng ta biết rằng, mỗi ngày cơ thể thải ra tới 500 triệu tế bào da chết và khoảng 1 lít mồ hôi.

Câu hỏi đặt ra là, da cứ bị "bào mòn" hàng ngày như vậy nhưng sao làn da không bị thủng hay rò rỉ chất dịch cơ thể nhỉ?


Lớp biểu bì ở động vật có vú có 2 màng ngăn vật lý trong 2 lớp trên cùng của biểu bì.

Cuối cùng các nhà khoa học đã có câu trả lời cho điều này. Theo đó, da hình thành do các tetrakaidecahedrons sắp xếp, tạo hình. Tetrakaidecahedrons sẽ có nhiệm vụ không để lại khoảng trống ngay cả khi các tế bào riêng lẻ trên da bị bong tróc đi.

Để đưa ra được kết luận này, Reiko Tanaka thuộc ĐH Hoàng gia London cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu các lớp khác nhau tạo nên lớp biểu bì ở động vật có vú. Nghiên cứu phát hiện lớp biểu bì ở động vật có vú có 2 màng ngăn vật lý trong 2 lớp trên cùng của biểu bì.


Hình dạng cơ bản của 1 tetrakaidecahedrons.

Phần bề mặt chính là 1 màng ngăn không khí lỏng được tạo thành bởi lớp ngoài cùng của da, hay còn gọi là lớp sừng (corneum). Quá trình sừng hóa bắt đầu, các tế bào sẽ sản sinh ra hạt nhỏ và hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và lipid biểu bì. Lớp này được gọi là lớp hạt (granulosum).

Lớp granulosum rất quan trọng để đảm bảo da chúng ta không bị rò rỉ, bởi nó là lớp mà mối nối chặt chẽ được tạo thành. Lớp ngoài cùng của da không thể hình thành nếu như thiếu lớp granulosum.

Với động vật có vú, để đào thải lớp da ngoài cùng, tế bào da mới phải liên tục được sản sinh ở lớp thấp nhất của biểu bì trước khi di chuyển vào tầng granulosum. Tại đây chúng thay thế tế bào da cũ, và đẩy chúng ra lớp ngoài cùng để chờ đào thải.

Tanaka và nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính hiển vi đồng vị để kiểm tra tế bào tầng granulosum ở trong tai chuột và thấy hình dạng tế bào này thực sự quan trọng với màng ngăn mà chúng hình thành.

Trong thí nghiệm được thực hiện trên loài chuột, lớp biểu bì ở động vật có vú tương tự nhau, đặc biệt là các lớp sâu hơn.

Theo chuyên gia, corneocytes - loại tế bào da ở lớp ngoài cùng của biểu bì ở người đa dạng hơn ở chuột. Mô hình tetrakaidecahedron vẫn được áp dụng và có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong nghiên cứu tình trạng da ở người.


Da tay bị bong tróc.

Reiko Tanaka thuộc ĐH Hoàng gia London chia sẻ: "Nghiên cứu này cho chúng ta biết liệu tế bào cấu tạo nên làn da có thể chuyển đến 1 cơ chế nhằm thực hiện vai trò của loại keo gắn tế bào với nhau hay không".

Qua đây nhóm nghiên cứu cũng hiểu hơn về cách thức biểu mô của động vật có vú hoạt động, qua đó giải thích nguyên nhân gốc rễ bệnh da mãn tính như bệnh eczema, bệnh vẩy nến...

Hiện nhóm nghiên cứu lên kế hoạch xác định độ dày của da trong lớp biểu bì và cách thức để cân bằng việc đào thải, tăng trưởng tế bào da giúp nhận biết nguồn gốc sai sót, trục trặc có thể xảy ra.

Nghiên cứu được xuất bản trong eLife.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Những truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới

Những truyền thống đặc biệt trong ngày lễ tình nhân trên Thế giới

Ở mỗi quốc gia, người dân lại có một cách riêng để kỉ niệm ngày lễ Tình nhân khác nhau và đặc biệt.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News