6 sự thật không thể ngờ đến về ký ức của chính bạn

Ký ức của chúng ta thực sự phức tạp hơn bạn tưởng rất nhiều. Thậm chí đôi lúc thứ bạn nhớ được lại không phải là ký ức của bạn đâu.

Ký ức là một khái niệm tương đối mơ hồ trong khoa học. Về cơ bản, ký ức được định nghĩa là những gì não bộ lưu trữ thông tin tiếp nhận được trong cuộc sống.

Nhưng cách não bộ tiếp nhận thông tin thì không hề đơn giản một chút nào. Nó phải trải qua một quá trình xử lý rất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của cả 5 giác quan trong có thể. Đó cũng chính là lý do vì sao ký ức của bạn không hề giống như những gì bạn đang tưởng tượng đâu.

Tò mò không? Hãy đến với 6 sự thật dưới đây để biết được thế nào là cảm giác "không thể tin nổi".

1. Những gì bạn nhớ được chưa chắc đã là ký ức của bạn

Sự thực ấy, ký ức của bạn là do nhiều yếu tố xây dựng, bao gồm cả ký ức của những người khác nữa. Mỗi khi chúng ta nhớ lại một khoảnh khắc trong quá khứ, các tế bào thần kinh lại hoạt động giống như khi chúng ta hình thành ký ức mới hoàn toàn.


Ký ức của bạn là do nhiều yếu tố xây dựng.

Tức là khi chia sẻ một thông tin nào đó, chúng ta đã vô tình thay đổi nó đi một chút. Đây cũng chính là lý do những câu chuyện truyền miệng dễ trở thành tam sao thất bản, vì người trong cuộc liên tục thêm mắm dặm muối vào trong nó. Và thế là sau tất cả, ký ức của bạn lại trở nên sai lệch hoàn toàn.

Chưa kể, khi chúng ta nghe một người kể chuyện, cái bộ não "củ chuối" lại rình rập cơ hội để... chôm luôn ký ức của người đó mà chúng ta không thể kiểm soát được. Cảnh đang thao thao bất tuyệt kể chuyện rồi đột nhiên nhận ra nhân vật chính lại là cái đứa đang ngồi nghe, bạn có thấy quen không? Nếu có, đây chính là lý do đấy.

2. Nói dối khác, mà nói sai sự thật khác

Đôi lúc, bạn sẽ rơi vào cảnh tranh cãi với nhóm bạn về một câu chuyện mà cùng một nội dung, mỗi người kể một kiểu.


Tất cả không nói dối, chỉ là họ không nói đúng sự thật thôi.

Vấn đề ở đây là có thể chỉ một người nói đúng, nhưng cũng có thể tất cả đều nói sai. Nhưng tất cả không nói dối, chỉ là họ không nói đúng sự thật thôi.

Nguyên nhân ở đây nằm ở hiện tượng "ký ức sai lệch" - false memory. Hiện tượng này xảy ra khi những thông tin bạn nhớ lại tưởng như là ký ức, nhưng nó không đúng với sự thật ở một số chi tiết. Kiểu như câu chuyện vẫn vậy, nhưng nhân vật chính thì thay đổi.

3. Theo bạn, ký ức dài hạn - long term memory - là gì?

Phải chăng đó là những ký ức kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí trong suốt cuộc đời bạn?


ký ức dài hạn được định nghĩa là những gì bạn nhớ được nhiều hơn... 30 giây.

Không phải đâu! Thực ra, ký ức dài hạn được định nghĩa là những gì bạn nhớ được nhiều hơn... 30 giây. Ký ức kéo dài chỉ 1 phút cũng đã được gọi là dài hạn rồi.

4. Vì sao bạn không thể nhớ được những gì xảy ra hồi bé?

Về cơ bản, chúng ta sẽ không thể hình thành bất kỳ ký ức nào cho đến khi được khoảng 2 tuổi rưỡi.

Vì sao ư? Vì trước lúc đó, não bộ của chúng ta chưa đủ lớn để lưu trữ và sắp xếp thông tin xung quanh. Hiện tượng này được gọi là "childhood amnesia" - hôn mê thời thơ ấu - cái tên xuất phát từ cảm giác cực kỳ mơ hồ khi chúng ta bị gây mê.


Chúng ta sẽ không thể hình thành bất kỳ ký ức nào cho đến khi được khoảng 2 tuổi rưỡi.

Thậm chí kể cả những năm sau đó, chúng ta phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ hiện tượng này, khiến ký ức trong giai đoạn từ 3 - 7 tuổi tương đối thiếu rõ ràng.

5. Hãy cẩn trọng với ký ức của bạn trong những sự kiện lớn

Những gì bạn nhớ được trong các sự kiện lớn, dù rõ ràng đến đâu, cũng chưa chắc đã đúng sự thật.


Bạn có thể kể vanh vách những gì xảy ra vào thởi điểm đó, nhưng thông tin thường là sai lệch.

Sự kiện lớn ở đây là những gì cực kỳ lớn và quan trọng nhé, kiểu như vụ nổ máy bay 11/9 của Mỹ, hoặc vụ nổ bom tại Paris vừa qua. Bạn có thể kể vanh vách những gì xảy ra vào thởi điểm đó, nhưng thông tin thường là sai lệch.

6. Ký ức đôi khi chỉ là tưởng tượng

Vì khi nhớ lại, chúng ta lại sử dụng cùng một khu vực não để tưởng tượng, nên 2 quá trình rất dễ lẫn lộn với nhau.


Chúng ta lại sử dụng cùng một khu vực não để tưởng tượng.

Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta đôi khi nhầm mơ với thực. Và cũng nhờ vậy mới có chuyện "tẩy não" - đưa những ký ức giả vào não của một người như trong một số bộ phim của Hollywood.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Đăng ngày: 10/02/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 10/02/2025
Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 06/02/2025
Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.

Đăng ngày: 04/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News