6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng "tim đập chân run"

Nếu những trò chơi "quái gở" này còn tồn tại đến bây giờ, hẳn không ít người đủ dũng cảm để đăng ký tham gia chơi.

  • Bowling xuất hiện từ thời Ai Cập cổ
  • Pok-a-tok: Trò chơi bóng hiến tế khủng khiếp của người Maya

6 trò chơi quái gở nhất thời kỳ Trung Cổ

Tạp chí Medieval Times mới đây đã lập danh sách những trò chơi quái gở nhất từng tồn tại trong thời kỳ Trung Cổ mà người tham gia nếu không “ngỏm củ tỏi” cũng sẽ bị trọng thương. Thế nhưng, một điều lạ là những trò chơi có phần "quái gở" này lại rất thịnh hành vào thời bấy giờ.

1. Bắn cung với "bia người"

Thoạt nghe về trò chơi “bắn cung”, hẳn không ít bạn sẽ nghĩ đó là một môn thể thao bình thường, có mặt trong hầu hết các kì vận hội thể thao, tuy nhiên thời xưa, đây từng là một trò chơi rất khốc liệt.

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Vào thời Trung Cổ, để tăng phần kịch tính và thu hút người xem, bia bắn của các cung thủ không chỉ đơn giản là một tấm bia gỗ với đường tròn đồng tâm hay tấm bia điện tử tự động tính điểm như hiện tại mà có thể là tấm bia… người.

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Theo đó, người được chọn làm bia sẽ đặt trên đầu một loại quả như táo, cam... và bị bịt mắt. Tất nhiên, các “bia nhắm bắn” bất đắc dĩ này chỉ có thể cầu nguyện và giao phó sinh mạng của mình vào tay người chơi.

2. Bóng ném - tha hồ đấm, đá đối phương

Trò bóng ném hay Gameball có thể coi là tổ tiên của “môn thể thao vua” hiện tại - bóng đá. Mục tiêu chính của trò chơi là phải đưa được bóng qua goal của đối phương.

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Trong bóng đá, chúng ta cũng từng chứng kiến rất nhiều pha bạo lực, bao gồm cả huých, thụi, ngáng và thậm chí là… cắn cầu thủ đội bạn. Các trường hợp này đương nhiên sẽ bị xử phạt theo luật và nếu nặng, các cầu thủ vi phạm có thể bị treo giò.

Tuy nhiên với Gameball, người chơi có quyền tùy ý đấm, đá, đạp, thậm chí sát thương đối phương. Nếu Gameball tồn tại tới ngày nay, hẳn sẽ không mấy người đủ dũng cảm đăng ký tham gia trò chơi này.

3. Trò chơi gậy đánh bóng (Shinty)

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Shinty là một trò chơi truyền thống có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Scotland. Trò chơi diễn ra với 2 đội, mỗi đội 12 người chơi, sử dụng một thanh (được gọi là "caman" theo tiếng Scotland) để đánh một trái bóng vào lưới đối phương.

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Trò chơi này khá giống môn khúc côn cầu ngoại trừ việc người tham gia Shinty sẽ chơi trên sân cỏ và 12 thành viên mỗi đội này sẵn sàng lao vào cướp bóng mà không cần tuân thủ bất cứ luật chơi nào hết.

4. Săn bắn với mồi nhử là "người thật việc thật"

Với người phương Đông hay phương Tây, từ lâu, săn bắn là thú vui giải trí của tầng lớp thượng lưu, đặc biệt là các vị vua quan quý tộc.

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Tuy nhiên, trò chơi này không chỉ đơn thuần là săn bắn các loài động vật mà còn mở rộng ra phạm vi ra cả người. Theo đó, một người bình thường nếu bị bắt gặp trong các khu săn bắn, người đó có thể bị trừng phạt với tội danh quấy rối cuộc chơi và tất nhiên sẽ bị trừng phạt.

Hình phạt được đưa ra để trừng trị thực sự "điên rồ" - nạn nhân có thể là bị treo ngược cành cây, bị thiến hay là mồi nhử cho các loài động vật.

5. Trò "bịt mắt đoán người"

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Miêu tả của trò chơi này rất giống trò chơi “hội đồng tổng cốc” mà nhiều em nhỏ bây giờ hay chơi. Tuy nhiên, luật chơi có phần "quái quái".

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Đây là trò chơi theo nhóm, người được chọn sẽ ở giữa vòng tròn, úp đầu mình vào trong lòng một bạn chơi. Một người bất kỳ sẽ vỗ vào mông người ở giữa, người này sẽ ngửng lên và cố gắng chỉ ra người đã "vỗ" nếu không muốn phải “chịu trận” tiếp.

6. Cưỡi ngựa đấu kiếm

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Đối lập với thú vui "cưỡi ngựa xem hoa" thì những người thời Trung Cổ lại thích thú với một trò chơi khốc liệt mang tên "cưỡi ngựa đấu kiếm".

6 trò chơi thời Trung Cổ làm ai cũng tim đập chân run

Đây là một trò chơi đòi hỏi người chơi không chỉ sở hữu kỹ thuật cưỡi ngựa tốt mà còn phải thông thạo kiếm pháp. Anh ta được trang bị kĩ càng trước khi vào trận với áo, mũ giáp cồng kềnh, thế nhưng còn phải điều khiển ngựa và dùng vũ khí tấn công, đánh ngã đối phương để được vinh danh trên bục người chiến thắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News