6 vật thể bí ẩn bao quanh siêu hố đen

Các nhà thiên văn phát hiện 6 vật thể quay quanh hố đen siêu lớn Sagittarius A* ở tâm dải Ngân Hà, nhiều khả năng là đám mây chứa sao sáp nhập.

Nhóm vật thể mới tìm thấy khác xa bất kỳ vật thể nào trong thiên hà và kỳ lạ đến mức các nhà nghiên cứu xếp chúng vào một lớp mới gọi là vật thể G. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 15/1 trên tạp chí Nature.

6 vật thể bí ẩn bao quanh siêu hố đen
Vật thể G nhiều khả năng là đám mây chứa ngôi sao mới hình thành sau vụ va chạm của hệ sao nhị phân. (Ảnh: Science Alert).

Hai vật thể G1 và G2 lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học cách đây gần hai thập kỷ do quỹ đạo và bản chất khác biệt của chúng. Chúng dường như giống đám mây khí khổng lồ có đường kính bằng 100 đơn vị thiên văn, kéo dài hơn khi ở gần hố đen, với quang phổ phát xạ bụi và khí. Nhưng G1 và G2 không vận động giống đám mây khí mà giống các ngôi sao, theo nhà vật lý và thiên văn học Andrea Ghez ở Đại học California, Los Angeles (UCLA).

Ghez và cộng sự nghiên cứu trung tâm dải Ngân Hà hơn 20 năm. Dựa trên dữ liệu thu thập, nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà thiên văn học Anna Ciurlo ở UCLA tìm thấy thêm 4 vật thể G3, G4, G5 và G6. Chúng có quỹ đạo hơi khác so với G1 và G2. Các nhà nghiên cứu nhận thấy vật thể lớp G có chu kỳ quỹ đạo từ 170 đến 1.600 năm. Dù họ chưa biết chính xác chúng là gì, sự xuất hiện của G2 ở điểm gần hố đen nhất trên quỹ có thể là manh mối lớn.

"Ở thời điểm đến gần hố đen nhất, G2 có dấu hiệu thực sự kỳ lạ. Chúng tôi đã quan sát vật thể này trước đây nhưng nó không kỳ lạ như khi tới gần hố đen, bị kéo dài và mất phần lớn khí gas.  Từ một vật thể vô hại ở xa hố đen, G2 bị kéo giãn và trở nên méo mó trong lần tiếp cận hố đen gần nhất đánh mất lớp ngoài và đặc trở lại", Ghez chia sẻ.

Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng G2 là đám mây khí hydro bị Sagittarius A* xé rách và hút vào trong nhưng thực tế không phải vậy. Nhóm nghiên cứu cho rằng câu trả lời nằm ở những ngôi sao nhị phân siêu lớn. Hệ sao kép bị kẹt trong quỹ đạo của nhau. Chúng đâm vào nhau tạo thành một ngôi sao lớn. Quá trình này sinh ra đám mây bụi và khí khổng lồ bao quanh ngôi sao mới trong khoảng 1 triệu năm sau vụ va chạm. "Chắc hẳn phải có thứ gì đó giữ cho G2 nguyên dạng và giúp nó tồn tại sau va chạm với hố đen. Đó là bằng chứng chỉ ra có một ngôi sao bên trong G2", Ciurlo cho biết.

5 vật thể còn lại trong nhóm có thể cũng là kết quả sáp nhập của sao nhị phân. Phần lớn ngôi sao ở trung tâm dải ngân hà rất lớn và nằm trong hệ nhị phân. Lực hấp dẫn quanh Sagittarius A* đủ mạnh để phá vỡ quỹ đạo của chúng, dẫn tới va chạm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hai

Phát hiện hai "siêu Trái Đất" nằm trong vùng ở được

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hai ngoại hành tinh lớn gấp gần 8 lần Trái Đất có thể tồn tại nước lỏng, quay quanh những ngôi sao rất gần Mặt Trời.

Đăng ngày: 16/01/2020
Bụi sao 7 tỷ năm tuổi trong thiên thạch đâm xuống Trái đất

Bụi sao 7 tỷ năm tuổi trong thiên thạch đâm xuống Trái đất

Các nhà khoa học xác định thiên thạch đá khổng lồ rơi xuống Trái Đất cách đây nửa thế kỷ chứa bụi sao được cho là vật liệu rắn lâu đời nhất.

Đăng ngày: 15/01/2020
Hành tinh khổng lồ đang ném thiên thạch về phía Trái đất

Hành tinh khổng lồ đang ném thiên thạch về phía Trái đất

Các kết quả nghiên cứu cho thấy gã khổng lồ khí của Hệ Mặt trời không hẳn là vệ sĩ của Trái đất và các hành tinh đá nhỏ khác như suy nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 14/01/2020
Phát hiện hàng ngàn

Phát hiện hàng ngàn "vật thể lạ" từ thiên hà khác bao vây chúng ta

Đó là những ngôi sao xâm lược, hoàn toàn không làm từ vật chất của Milky Way – thiên hà chứa Trái đất.

Đăng ngày: 14/01/2020
Trung Quốc phát hiện hơn 10.000 ngôi sao lớn chứa nhiều nguyên tố lithium

Trung Quốc phát hiện hơn 10.000 ngôi sao lớn chứa nhiều nguyên tố lithium

Các nhà thiên văn học Trung Quốc vừa phát hiện hơn 10.000 ngôi sao khổng lồ chứa nhiều nguyên tố lithium.

Đăng ngày: 12/01/2020
Nhà vật lý đề xuất dịch chuyển Hệ Mặt trời để cứu Trái đất

Nhà vật lý đề xuất dịch chuyển Hệ Mặt trời để cứu Trái đất

Nhà vật lý Matthew Caplan đưa ra ý tưởng di chuyển Hệ Mặt trời bằng một thiết bị khổng lồ lấy năng lượng từ sức nóng của Mặt trời.

Đăng ngày: 12/01/2020
NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng

Phần lõi giai đoạn một "siêu tên lửa" SLS của NASA đã được đưa khỏi nhà máy ở New Orleans tới khu chạy thử ở Mississippi, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ đầu tiên vào cuối năm nay.

Đăng ngày: 11/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News