65 người chết trong đợt nắng nóng ở Pakistan

Tình trạng cắt điện và tục nhịn ăn uống trong tháng Ramadan khiến nhiều người Pakistan không chống chịu được với thời tiết nắng nóng kéo dài.

"65 người đã qua đời trong đợt nắng nóng kéo dài ba ngày qua", Reuters hôm 22/5 dẫn lời Faisal Edhi, người điều hành Quỹ Edhi giúp lưu trữ thi thể trong nhà xác và cung cấp dịch vụ xe cứu thương tại thành phố Karachi, phía nam Pakistan.


Một đứa trẻ trùm khăn để tránh nắng giữa thời tiết ngột ngạt tại thành phố Karachi hôm 21/5. (Ảnh: Reuters).

Edhi cho biết hầu hết người chết được đưa tới nhà xác là những công nhân nhà máy tới từ các khu vực thu nhập thấp ở Karachi là Landhi và Korangi. "Họ làm việc xung quanh các máy phát nhiệt và lò hơi trong xưởng dệt, và có 8-9 giờ cúp điện theo lịch trong những khu vực đó", ông cho biết.

Theo lời Edhi, các bác sĩ tại khu vực cho rằng họ chết vì sốc nhiệt. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sindh Fazlullah Pechuho trả lời tờ Dawn rằng không có ai chết vì lý do đó.

"Chỉ bác sĩ và bệnh viện mới có thể quyết định nguyên nhân tử vong có phải là sốc nhiệt hay không. Tôi kiên quyết phản đối kết luận rằng người dân Karachi chết vì sốc nhiệt", ông Pechuho nhấn mạnh.

Tình trạng cúp điện luân phiên khiến hậu quả của đợt nắng nóng thêm nghiêm trọng, nhất là khi nó trùng với tháng lễ Ramadan, thời điểm hầu hết người Hồi giáo nhịn ăn uống vào ban ngày. Nhiệt độ hôm 21/5 đã lên tới 44 độ C và dự kiến giữ ở mức trên 40 độ C cho đến 24/5, truyền thông địa phương đưa tin. Số người chết có thể tăng thêm khi mức nhiệt cao vẫn được duy trì.


Một cư dân Karachi trùm khăn để tránh nắng. (Ảnh: Reuters).

Các báo cáo về số người chết do sốc nhiệt ở Karachi làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn thảm họa tương tự đợt nắng nóng năm 2015. Vào thời điểm đó, ít nhất 1.300 người già và bệnh nhân đã tử vong do nắng nóng quá gay gắt, khiến các nhà xác và bệnh viện quá tải.

Cũng vào năm đó, nhà xác của Quỹ Edhi đã hết chỗ lưu trữ sau khi 650 thi thể được mang tới trong vài ngày, khiến nhân viên cứu thương đành để lại những xác chết đang phân hủy giữa cái nóng ngột ngạt.

Chính quyền tỉnh Sindh đã đảm bảo với người dân rằng tình trạng năm 2015 sẽ không lặp lại và đang cố gắng hành động để những người cần chăm sóc được điều trị nhanh chóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News