7 bí kíp “hạ” huyết áp hiệu quả
Huyết áp cao thường kéo theo các bệnh tim mạch với nhiều biến chứng nguy hiểm. Những bí quyết đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp "hạ nhiệt" áp lực mạch máu.
1. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn
Chất lycopene trong cà chua rất hiệu quả trong việc giảm huyết áp cao. Đây là kết luận được bác sĩ Eshter Paran - chủ nhiệm khoa huyết áp thuộc TT Y tế Soroka đưa ra. Theo nghiên cứu này thì việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn giúp giảm áp 10 chỉ số áp lực máu lên tâm thu và 4 chỉ số ở tâm trương.
Lượng cà chua tốt cho sức khỏe là 4 quả mỗi ngày và chia vào các món salad, nước sốt hay nước ép cà chua đều có tác dụng tương tự với sức khỏe.
2. Tập luyện
Các bài tập sử dụng nhiều cơ bắp là cách luyện tập hiệu quả nhất trong việc khống chế huyết áp. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giảm 11 chỉ số ở tâm thu và 9 chỉ số ở tâm trương.
3. Thực phẩm có ít chất béo
Chế độ ăn uống cân bằng với các loại rau, quả, ngũ cốc nguyên cám, protein từ thịt nạc và các sản phẩm sữa ít béo là lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn khỏe mạnh.
Các thực phẩm có ít chất béo và lượng cholesterol thấp có tác dụng giảm huyết áp tương tự như việc sử dụng các loại thuốc huyết áp.
4. Châm cứu
Theo nghiên cứu gần đây thì việc kích thích dòng điện cường độ nhỏ lên những điểm cụ thể ở vùng chân trước của chuột sẽ có tác dụng giảm huyết áp.
Từ lâu, châm cứu đã được biết đến là có lợi cho sức khỏe của con người. Trong 2 cách châm cứu là châm cứu bằng tay và dòng điện thì việc châm cứu bằng dòng điện có hiệu quả giảm huyết áp hơn nếu được thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
5. Tập yoga
Bài tập yoga có tên asanas giúp kéo căng các cơ, khớp đồng thời giúp cơ thể vận động với nhiều tư thế khác nhau. Việc tập luyện này giúp giảm đáng kể mệt mỏi và căng thẳng.
Hiệu quả nhất của asanas trong giảm áp suất máu là những động tác uốn cong cơ thể ra phía trước có tác dụng tốt lên não, hệ thần kinh và cải thiện lưu thông máu lên não, giảm stress. Hơn nữa, asanas còn làm giảm tốc độ lưu chuyển của dòng máu vì thế áp suất máu giảm.
6. Uống rượu vang đỏ
Một hoặc hai ly rượu vang đỏ chứa lượng chất chống ôxy hóa cao có tác dụng bảo vệ các động mạch khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do và phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Chất ôxy hóa flavonol có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Rượu vang đỏ giúp lưu thông máu và làm sạch thành mạch. Khi các động mạch giãn nở ở độ thích hợp sẽ làm giảm áp suất máu.
7. Giảm lượng cafein
Các nghiên cứu đã thấy rằng việc uống 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp. Vì thế muốn huyết áp không tăng thì nên giảm lượng cà phê uống vào.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
