Những món đặc sản có thể gây chết người
Cá nóc, bạch tuộc sống, phô mai giòi, ếch bò khổng lồ... là một số trong những món đặc sản độc đáo nhưng có thể khiến bạn mất mạng khi nếm thử.
>> "Lác mắt" với các loại sơn hào hải vị tiến vua thời xưa
Những món ăn đặc sản nhưng đầy nguy hiểm
Cá nóc (Nhật Bản): Nếu không chế biến đúng cách (loại bỏ hết phần gan và buồng trứng), người ăn thịt cá nóc có thể chết trong vòng vài tiếng. Để chế biến được thực phẩm này, đầu bếp ở Nhật phải thực tập 3 năm. Chợ bán cá nóc lớn nhất Nhật Bản là Shimonoseki. Ngày nay bạn có thể mua trong siêu thị.
Thịt cá nóc không được chế biến đúng cách có chứa tetrodotoxin, làm tê liệt cơ bắp, dẫn tới ngạt thở. Hiện vẫn chưa có thuốc giải, nhưng nạn nhân có thể sống sót nếu được hỗ trợ thở bằng máy cho tới khi chất độc tan dần. Nếu bạn sống sót trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi trúng độc thì khả năng qua khỏi tương đối cao.
Cua biển (Mỹ Latin): Dù bệnh tả đã điều trị được, bạn hãy nhớ quy tắc “nấu kỹ, đun sôi, lột vỏ” khi ăn hải sản. Đầu những năm 1990, một nhóm khách du lịch đã bị bệnh tả do ăn cua ở vùng Mỹ Latin. Tôm, trai, sò... đều có thể mang virus bệnh này. Bệnh tả có thể gây chết người nếu nạn nhân bị mất nước quá nhiều.
Phô mai giòi Casu Marzu (Sardinia, Italy): Món đặc sản khá khó nuốt này được làm từ sữa cừu, chúng có vị khá giống phô mai Gorgonzola. Nhưng nếu nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy những con giòi lúc nhúc trong phô mai. Loại phô mai này đã bị EU cấm, nhưng những người thích nó khẳng định rằng miễn là giòi còn sống thì phô mai vẫn ăn được. Hiện ở Sardinia vẫn “bán chui” phô mai Casu Marzu. Tuy nhiên, khi bạn ăn món đặc sản đáng sợ này, những con giòi có thể sống sót và làm tổ trong ruột bạn, gây nôn mửa, tiêu chảy và rút ruột nặng trước khi ra ngoài theo đường hậu môn.
Bạch tuộc “ngọ nguậy” Sannakji (Hàn Quốc): San-nakji là một món ngon địa phương nổi tiếng ở Hàn Quốc, được làm từ bạch tuộc sống ướp muối và dầu mè. Món ăn này nổi tiếng trên toàn cầu với cách chế biến độc đáo và tiềm ẩn nguy hiểm. Bạch tuộc sống được phục vụ thực khách ngay sau khi các xúc tu được cắt thành nhiều phần và chúng vẫn còn giãy giụa trên đĩa, hoặc nếu can đảm hơn, bạn có thể ăn sống cả con.
Món ăn này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, một phần là do nó được đưa vào bộ phim "Oldboy" năm 2004, trong đó một nhân vật nổi tiếng ăn bạch tuộc sống tại một quán sushi. Người ta đã miêu tả nó như một trải nghiệm ẩm thực "kỳ lạ và táo bạo".
Độ nổi tiếng của món San-nakji còn vượt ra ngoài lĩnh vực điện ảnh, với nhiều video trên YouTube cho thấy nhiều vị khách du lịch thích cảm giác mạnh đang thử món ăn này ở chợ cá địa phương.
Bất chấp rủi ro, món ăn này cực kỳ phổ biến ở Hàn Quốc và nhiều YouTuber cũng như người sáng tạo nội dung thường chia sẻ video họ đang ăn ngấu nghiến món này.
Vấn đề là các giác hút trên xúc tu vẫn có khả năng dính cực chặt trong miệng hoặc cổ họng, dễ dàng gây hóc hay ngạt thở. Ở Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 6 người chết vì món này. Nếu đủ can đảm, bạn nên nhai kỹ và uống thật nhiều nước, tránh ăn món này lúc đang say.
Ếch bò khổng lồ (Namibia): Có thể nói lý do người Pháp thích ăn đùi ếch, chỉ phần đùi thôi, là các phần còn lại của con ếch (đặc biệt là da và nội tạng) đều có thể chứa độc. Tuy nhiên, thịt ếch được coi là món đặc sản ở Namibia. Người dân nơi đây cho rằng khi ăn thịt ếch sau mùa giao phối thì lượng độc đã giảm đi rất nhiều. Nếu không may ăn phải phần chứa độc, bạn có thể sẽ mắc Oshiketakata, một chứng bệnh tạm thời về thận, cần tới bệnh viện ngay lập tức. Một số trường hợp không được cấp cứu kịp thời đã tử vong.
Hạt Ackee (Jamaica): Phần màu đỏ và đen của loại hạt này rất độc, có thể gây chết người. Phần màu vàng bên trong là một loại thức ăn phổ biến ở Jamaica. Nếu ăn phải phần màu đỏ và đen, bạn sẽ bị nôn mửa, co giật thậm chí tử vong do lượng đường trong máu giảm mạnh.
Phần màu vàng được dùng để làm món đặc sản của Jamaica - hạt Ackee và cá kho mặn.
Cá Blaasop sọc bạc (các quốc gia Địa Trung Hải): Nhiều ngư dân vùng Địa Trung Hải đã chết vì ăn loại cá này. Chất độc có trong gan và cơ quan sinh sản của chúng có thể gây tê liệt, khó thở và thậm chí tử vong.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
