7 điều luật bảo vệ loài chó "khó tin" trên thế giới
Bạn có biết, nếu trộm chó ở New York sẽ bị phạt đến 1.000 USD và chịu một mức án tù giam cao nhất là 6 tháng?
Tìm hiểu những điều luật bảo vệ chó thú vị trên thế giới
Vài ngày qua, đoạn clip giới thiệu về chiến dịch "Về đi Vàng ơi! ghi lại hình ảnh nghệ sĩ bày tỏ sự xúc động khi xem cảnh những chú chó bị bắt trộm đưa đến lò mổ và giết lấy thịt một cách dã man đã thôi thúc mọi người cùng tham gia vào hoạt động góp phần ngăn chặn nạn đánh cắp, buôn lậu và giết mổ chó.
Chúng ta hãy cùng điểm qua một số những điều luật bảo vệ loài chó trên khắp thế giới.
1. Trộm chó ở New York sẽ bị phạt đến 1.000USD
Một điều luật mới của New York được đưa ra năm 2014 đã nâng mức tiền phạt cho tội danh trộm chó, làm hại hoặc vận chuyển trái phép chó từ 200USD (khoảng 4,2 triệu VND) lên 1.000USD (khoảng 21 triệu VND).
Điều luật này được áp dụng cho các hành động như tháo bỏ vòng cổ hay bảng tên của một chú chó với mục đích xấu, quấy rối, bắt giữ chó hoặc vận chuyển với mục đích giết chết hoặc bán. Bên cạnh khoản tiền phạt, người vi phạm cũng sẽ phải chịu một mức án tù giam cao nhất là 6 tháng.
2. Chó ở Philadelphia phải được ở trong nhà, nếu không sẽ bị phạt 500USD
Một pháp lệnh mới ở Philadelphia quy định rằng, nếu người chủ bỏ chó của mình ở ngoài trời giá lạnh, họ có thể bị phạt đến 500USD (khoảng 10,9 triệu VND).
Theo đó, những chú chó phải được đưa vào trong nhà nơi có máy sưởi khi nhiệt độ bên ngoài xuống đến khoảng -6°C. Điều tương tự cũng được áp dụng khi thời tiết quá nóng hoặc lượng mưa quá lớn.
3. Chó ở Ý phải được đưa đi dạo 3 lần/ngày
Tại thành phố Turin của nước Ý có một quy định khá kỳ lạ: bạn phải đưa chú chó của mình đi dạo ít nhất ba lần/ngày nếu không sẽ bị phạt nặng.
Điều luật này đã được thông qua bởi hội đồng thành phố. Trong đó, luật quy định rằng án phạt cao nhất cho người không chấp hành là 650USD (khoảng 13,5 triệu VND).
Những kẻ có hành vi hành hạ và bỏ rơi vật nuôi cũng có thể chịu khoản tiền phạt lên đến 250 triệu VND và đi kèm với một năm trong tù.
4. Vượt qua bài kiểm tra mới được nuôi chó ở Thụy Sĩ
Tại Thụy Sĩ, bạn sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra và tham gia vào một khóa huấn luyện để có thể được phép nuôi một chú chó.
Những người nuôi chó lần đầu sẽ phải tham gia một lớp học lý thuyết trước khi chuyển tiếp lớp huấn luyện thực hành. Điều này đảm bảo cho chú chó của bạn có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Bất kỳ chú chó nào được nhập khẩu vào Thụy Sĩ cũng sẽ phải được đưa đến bác sĩ thú y trong thời hạn 10 ngày để gắn vi mạch và đăng kí nhận dạng bắt buộc.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về chất lượng sống của chó ở Thụy Điển
Tại Thụy Điển, hàng loạt điều luật đã được nghiên cứu và đưa vào thực hiện để đảm bảo chó, mèo của đất nước này có “điều kiện để sống, sinh hoạt một cách tự nhiên và tốt nhất”.
Theo những điều luật này, người chủ cần kiểm tra tình trạng chó nhà mình ít nhất 2 lần/ngày. Chúng cũng cần được thỏa mãn nhu cầu “tiếp xúc xã hội” với những chú chó khác.
Những con chó bị giữ ở trong nhà phải được ở gần cửa sổ có ánh sáng Mặt trời. Mức độ ammonia và carbon dioxide trong không khí mà chó hít thở theo thứ tự phải ở dưới mức 1 phần một triệu và 3.000 phần một triệu…
6. Thái Lan siết chặt luật bảo vệ vật nuôi
Để nâng cao nỗ lực bảo vệ chó nói riêng và vật nuôi nói chung, Thái Lan mới đây đã đưa ra điều luật mới chống lại các hành vi tra tấn động vật.
Đạo luật này không chỉ tìm cách để ngăn chặn các hành vi tra tấn chó mèo mà còn đòi hỏi người chủ nhân phải cung cấp điều kiện chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt thích hợp.
Tội danh hành hạ chó mèo và động vật nuôi được giới hạn trong một số hành động cụ thể như đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc và bất cứ hành vi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần của con vật, gây bệnh hoặc dẫn đến tử vong.
Những người vi phạm điều luật sẽ bị coi là vi phạm tội hình sự và bị xử phạt tối đa ở mức 1.663USD (khoảng 34.5 triệu VND) tiền phạt cùng với 2 năm tù giam.
7. Giết mổ thịt chó mèo ở Hồng Kông có thể bị phạt 6 tháng tù
Từ năm 1950, chính phủ Hồng Kông đã ra pháp lệnh cấm giết chó mèo làm thực phẩm cho con người hoặc bất kỳ động vật nào. Bởi vậy, Người dân Hồng Kông không được phép giết mổ thịt chó mèo để ăn hay để bán, nếu phạm tội có thể bị phạt tới 650USD (khoảng 13,5 triệu VND) và 6 tháng tù.
Một pháp lệnh nữa cũng mới được đưa ra, nghiêm cấm người dân có bất cứ hành động đối xử tàn ác với động vật hay có hành vi lạm dụng, bỏ bê, buôn bán, vận chuyển động vật chó, mèo trái phép. Nếu vi phạm, hình phạt mà người phạm tội phải chịu là một khoản tiền phạt lên tới 200.000USD (hơn 4 tỷ đồng) và 3 năm tù giam.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng
Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc
Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.
