7 hành vi làm tổn thương thận nhưng nhiều người mắc, 2 điều cuối ai cũng bất ngờ
Thận là cơ quan rất quan trọng nhưng cũng rất dễ bị tổn thương bởi những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày.
Không ít người có quan niệm sai lầm khi cho rằng thận chỉ quan trọng đối với nam giới. Trên thực tế, thận giữ nhiều chức năng đảm bảo sự sống và hoạt động bình thường của cơ thể người dù ở lứa tuổi hay giới tính nào. Giáo sư Liu Bicheng thuộc Khoa Thận của Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam (Trung Quốc) cho biết, nhắc đến chức năng chính của thận thì không thể bỏ qua lọc máu và chất thải.
Đồng thời, thận còn giúp điều hòa thể tích máu, bài tiết nước tiểu. Thận cũng có chức năng nội tiết, sản xuất renin, erythropoietin, vitamin D3 hoạt tính, prostaglandin, kinin… và tham gia vào chuyển hóa vitamin D3, glucose trong một số trường hợp.
Mặc dù đời sống vật chất và tiến bộ trong lĩnh vực y học ngày càng cao hơn nhưng các bệnh về thận vẫn khó để chữa trị dứt điểm. Các bệnh về thận phổ biến nhất bao gồm: suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, viêm bể thận cấp và ung thư thận. Chúng khiến người bệnh phải sống cả đời với nhiều đau đớn, bất tiện và không thể sống thiếu các can thiệp y tế.
Giáo sư Liu nhấn mạnh, cách tốt nhất là nên bảo vệ sớm và phòng ngừa các bệnh về thận, tránh xa 7 hành vi làm tổn thương thận sau đây:
1. Uống quá ít nước
Theo các nghiên cứu khoa học, một ngày một người bình thường nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước, không bao gồm cả các loại chất lỏng khác. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của thận. Lâu dần sẽ khiến chất độc và rác tích tụ trong thận, làm tăng gánh nặng chuyển hóa của thận và làm suy giảm chức năng của thận.
Thiếu nước thường xuyên còn dẫn đến việc sản xuất nước tiểu có nồng độ khoáng chất và chất thải cao hơn. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận và gây ra nhiều bệnh thận nặng. Cách để nhận biết cơ thể có uống đủ nước hay không là nhìn màu sắc của nước tiểu.
Uống thiếu nước là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương thận. (Ảnh minh họa).
2. Ăn quá nhiều muối
Ăn nhiều muối làm dư thừa natri, trong khi natri chủ yếu được đào thải qua thận. Thói quen này kéo dài lâu ngày sẽ làm thận bị làm việc quá sức, quá tải. Dẫn đến suy giảm chức năng và mắc bệnh.
Chưa kể, ăn nhiều muối cũng khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, về lâu dài sẽ làm tổn thương thận.
3. Thức khuya
Giáo sư Liu cho biết, ban đêm là thời gian tốt nhất để thận được nghỉ ngơi, điều chỉnh và sửa chữa. Nếu bạn thức khuya vì công việc hoặc giải trí thì thận sẽ phải làm việc quá sức, giảm khả năng tự sửa chữa.
Dù vì lý do gì cũng không nên thức khuya thường xuyên để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
Thức khuya cũng làm cho hệ nội tiết và hệ miễn dịch mất cân bằng. Từ đó gây rối loạn môi trường bên trong cơ thể, dễ gây ra các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả thận. Thường xuyên thức khuya cũng làm dễ dẫn tới bệnh cao huyết áp, do vậy cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
4. Nhịn tiểu
Nói đến hành vi tổn thương thận không thể bỏ qua nhịn tiểu. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, đồng thời làm chậm trễ quá trình đào thải chất độc cho cơ thể. Tác hại trực tiếp nhất của việc này là làm tổn thương bàng quang và mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu. Nếu lặp lại lâu ngày khó tránh khỏi suy thận, sỏi thận và các rối loạn tiểu tiện nghiêm trọng khác như viêm thận mãn tính hoặc nhiễm độc niệu.
5. Lạm dụng thuốc
Lạm dụng thuốc, bao gồm cả uống sai thuốc hoặc uống quá liều lượng ảnh hưởng trực tiếp đến thận bằng cách gây viêm hoặc phá hủy các cấu trúc giải phẫu của thận. Cũng có thể gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận. Bệnh phổ biến nhất do lạm dụng thuốc là suy thận, thậm chí suy thận cấp nguy hiểm tính mạng.
6. Không chú trọng giữ ấm vùng eo - thắt lưng
Khá nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng việc giữ ấm, bảo vệ vùng eo - thắt lưng lại quan trọng với sức khỏe của thận. Tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng việc thường xuyên hở eo - thắt lưng có thể khiến khí huyết bị ảnh hưởng, dễ cảm lạnh và thận bị tổn thương. Vì vậy, dù thích đến mấy cũng nên hạn chế mặc đồ hở vùng này khi ra ngoài, mùa đông cần chú trọng giữ ấm eo - thắt lưng hơn. Nếu thấy những cơn đau bất thường ở thắt lưng thì cũng nên cẩn trọng với bệnh thận.
7. Dùng trà để giải rượu
Uống rượu bia đương nhiên là hại thận nhưng nếu dùng trà để giải rượu thì không chỉ không có tác dụng mà còn còn nguy hại hơn cho thận, nhất là với trà đặc. Theo Giáo sư Liu, rượu bia được đào thải qua thận trước khi kịp phân hủy, thận bị kích thích bởi một lượng lớn ethanol, từ đó làm tổn hại chức năng thận.
- Loại "siêu thực phẩm" bạn chưa từng nghe tên nhưng cực tốt cho sức khỏe
- Sự thật rùng mình từ “hồ tử thần” chứa 8 quái vật tuyệt chủng
- Kinh ngạc tóc du khách dựng đứng khi khám phá sa mạc ở Trung Quốc