7 loài nấm phát sáng mới được phát hiện

7 loài nấm “phát sáng trong bóng tối” đã được phát hiện, nâng số lượng những loài nấm phát sáng được biết đến từ con số 64 lên 71. Báo cáo trên tạp chí Mycologia, những phát hiện mới này bao gồm 2 loài mới được đặt tên theo các phần của bản nhạc cầu siêu của Mozart. Những phát hiện này đồng thời đưa ra những hiểu biết mới về sự tiến hóa của khả năng phát quang, thêm vào số lượng những loài nấm phát sáng.

Giáo sư Dennis Desjardin thuộc Đại học bang San Francisco và các đồng nghiệp đã phát hiện nấm tại Belize, Braxin, Cộng hòa Dominica, Jamaica, Nhật Bản, Malaysia và Puerto Rico. Những phát hiện này bao gồm 4 loài hoàn toàn mới đối với khoa học và 3 loài có khả năng phát sáng. 3/4 các loài nấm phát sáng, bao gồm những loài được mô tả trong nghiên cứu này, thuộc về nhóm Mycena genus, một nhóm nấm ăn và phân hủy vật chất hữu cơ như một nguồn dinh dưỡng để duy trì sự sống.

7 loài nấm phát sáng mới được phát hiện
Một cây nấm phát sáng mới, Mycena luxaeterna được phát hiện bởi Giáo sư Dennis Desjardin thuộc Đại học bang Francisco và Giáo sư Cassius V. Stevani thuộc Đại học Sao Paulo, được báo cáo trên tạp chí Mycologia. Loài này được thu thập tại Sao Paulo, Braxin và được tìm thấy trên những cành cây trong một khu vực rừng Đại Tây Dương. Những cây nấm này rất nhỏ với mũ nấm có đường kính nhỏ hơn 8 mm và cuống của chúng có kết cấu giống như thạch. Tên của loài nấm này được đặt theo bản nhạc cầu siêu của Mozart. (Ảnh: Cassius V. Stevani, Học viện hóa học, Đại học Sao Paulo).

Desjardin, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Điều khiến chúng tôi quan tâm đó là trong nhóm Mycena, các loài phát quang đến từ 16 dòng giống khác nhau, cho thấy khả năng phát quang tiến hóa ở một điểm duy nhất và một số loài sau đó đã mất đi khả năng này”. Ông tin rằng một số loài nâm phát sáng để thu hút các loài vật về đem nhằm giúp phân tán các bào tử nấm, tương tự như hạt giống và có khả năng phát triển thành một sinh vật mới.

Desjardin cho biết: “Việc tìm thấy nhiều loài phát quang như thế này là khá kỳ lạ, vì thông thường chỉ khoảng 2 đến 5% các loài chúng tôi thu thập trong thực địa có khả năng phát quang. Tôi chắc chắn vẫn còn nhiều loài khác chưa được phát hiện." Loài nấm mới được phát hiện tảo ra ánh sáng xanh vàng và rất nhỏ với mũ có đường kính nhỏ hơn 1 cm.

Desjardin đã đặt tên cho hai loài Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu) và Mycena luxperpetua (ánh sáng bất diệt), những cái tên này lây cảm hứng từ bản nhạc cầu siêu của Mozart và thực tế rằng những loài nấm này tỏa sáng 24 giờ một ngày. Cho đến ngày nay, Desjardin đã phát hiện hơn 200 loài nấm mới và cùng với những phát hiện mới nhất, ông là tác giả của gần 1/4 tất cả các loài nấm phát sáng.

Bài báo “Mycena phát sáng: loài nấm mới và đáng ghi nhớ” được công bố trực tuyến trên tạp chí Mycologia ngày 5 tháng 10 và sẽ xuất hiện trên báo in vào tháng 3/ tháng 4 năm 2010. Các đồng tác giả bao gồm Brian A. Perry, nguyên nghiên cứu sinh tại Đại học bang San Francisco hiện thuộc Đại học Hawaii, D. Jean Lodge thuộc Cơ quan rừng Hoa Kỳ, Cassius V. Stevani thuộc Đại học Sao Paulo, Braxin và Eiji Nagasawa thuộc Học viện nấm học Tottori, Nhật Bản. Nghiên cứu này do Quỹ khoa học quốc gia và Hiệp hội địa lý quốc gia tài trợ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News