7 nguyên tắc phòng dịch bệnh mùa Tết

Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh; ra ngoài trời vào ban đêm hay sáng sớm phải mặc đủ ấm.

Thời điểm giao mùa dịp Tết có nhiều thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm... làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm. Thời tiết mùa này cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và lây lan như bệnh đường hô hấp, cảm, cúm, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu... Nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người cũng là cơ hội cho dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng.


Thời điểm Tết có nhiều sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm... làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo các biện pháp chính cần thực hiện để chủ động nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp Tết:

  1. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời. Làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm. Lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  2. Tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu... Hạn chế đến chỗ đông người.
  3. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm hoặc sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
  4. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch đối với các bệnh có văcxin phòng bệnh.
  5. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
  6. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  7. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News