70% bệnh truyền nhiễm mới nổi là do lây truyền từ động vật
Việt Nam được xác định là một trong những điểm nóng toàn cầu có nguy cơ cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Những biến đổi môi trường của quốc gia và thế giới đang diễn ra một cách nhanh chóng. Nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi và bệnh lây truyền từ động vật sang người có xu hướng ngày càng gia tăng.
Việt Nam là một trong ba nước tham gia Gói Hành động phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người (Việt Nam, Indonesia, Senegal). Ba nước là đầu mối hợp tác cùng 13 quốc gia thành viên khác nhằm tăng cường phát hiện, dự phòng và ứng phó với các mối đe dọa y tế công cộng trên toàn cầu.
Những năm gần đây thế giới đang phải đương đầu với nguy cơ xuất hiện và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm mới nổi hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã. Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật. Việt Nam được xác định là một trong những điểm nóng toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ sinh thái.
Dịch Ebola ở Tây Phi lan truyền mạnh do hệ thống y tế yếu kém.
Bệnh truyền nhiễm mới nổi đã ghi nhận ở Việt Nam trong thời gian gần đây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS, 2003), cúm gia cầm A/H5N1 năm 2003 (tỷ lệ tử vong khoảng 50%), cúm đại dịch (cúm A/H1N1, 2009).
Bên cạnh đó, nước ta vẫn đang phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm lưu hành từ lâu như bệnh dại. Bệnh dại hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng quan tâm với số ca gây tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Hơn 90% ca bệnh dại trên người do lây nhiễm từ chó. Bệnh có thể dự phòng hiệu quả bằng tiêm vắc xin kịp thời, đúng và đủ liều, tuy nhiên mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 100 ca tử vong do dại.
Bệnh liên cầu lợn trên người cũng diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong hàng năm không giảm do người dân vẫn giữ thói quen ăn tiết canh. Bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, điều trị tốn kém, tỷ lệ tử vong cao và nếu khỏi cũng để lại nhiều di chứng nặng.
Với bệnh cúm gia cầm A/H5N1, từ tháng 2/2014 đến nay không phát hiện thêm ca bệnh nào trên người. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người vẫn luôn hiện hữu do dịch cúm trên gia cầm vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước và thói quen tiếp xúc gần gũi giữa con người và vật nuôi.
Gần đây, Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ xâm nhập của một số bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật nguy hiểm như Mers-CoV ở Trung Đông và Hàn Quốc, Ebola ở Tây Phi, dịch hạch ở Châu Phi, cúm gia cầm A/H7N9 ở Trung Quốc...

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
