70km đụn cát có niên đại từ Kỷ băng hà được bảo tồn bí ẩn dưới đáy biển
Theo nghiên cứu mới nhất, những đụn cát được xác định hình thành trong Kỷ băng hà cuối cùng vẫn nằm ẩn trong lòng đại dương ngoài khơi bờ biển phía đông Australia.
Làm thế nào những cồn cát cổ đại này tồn tại cho đến ngày nay? Đó là một bí ẩn về địa chất. Các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết các đụn cát kì lạ này đã… cứng lại thành đá trước khi bị nước biển nhấn chìm khoảng 12.000 năm trước.
Những đụn cát cổ đại trải dài 70km giữa đảo Fraser và đảo Moreton ở bang Queensland. Các nhà nghiên cứu cho biết, ban đầu nó trông rất giống những đụn cát bao phủ đảo Fraser ngày nay.
Ngoài khơi phía đông bờ biển của Australia đang tồn tại hơn 70km các đụn cát cổ đại vẫn tồn tại.
"Tôi nghĩ điều hấp dẫn nhất đó là cơ chế nào cho phép chúng được bảo quản tốt như vậy" nhà nghiên cứu Tiago Passos từ Đại học Sydney cho biết.
Các cồn cát cổ đại lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu phát hiện nhờ hình ảnh từ hệ thống sonar trong chuyến thám hiểm rạn san hô Great Barrier. Nhưng nghiên cứu mới đã xác định được những cấu trúc này nằm ở độ sâu 60m dưới nước và cao khoảng 10-15m.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt hấp dẫn ở những cồn cát cổ đại này đó là các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự hiện diện của canxi cacbonat, thay vì thạch anh, bên trong các hạt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, canxi cacbonat rất quan trọng trong các phản ứng hóa học làm cứng và bảo quản đá, cho phép một quá trình được gọi là quá trình tạo màng diễn ra.
Dựa trên các mẫu được thu thập và phân tích bởi các nhà nghiên cứu, các hạt cát chìm dưới nước được cho đã được hàn lại với nhau trước khi bị sóng biển chôn vùi qua hàng ngàn năm.
Với cát hiện đại, giống như cát trên đảo Fraser, không có khả năng gặp số phận tương tự như những cồn cát cổ đại. Các nhà nghiên cứu cho biết, nguyên nhân đơn giản vì chúng có thành phần hóa học khác nhau.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
