8 cách đơn giản để bảo vệ cổ họng
Rất nhiều người cứ luôn thắc mắc vì sao mình bị viêm họng dù đã kiêng cữ không ăn lạnh, không ăn mặn, mà không biết rằng bệnh có thể đến từ việc bảo vệ họng không đúng cách của mình.
Các cách phòng bệnh viêm họng khi giao mùa
Viêm họng là bệnh phổ biến khắp các lứa tuổi. Nguyên nhân đến từ vấn nạn ô nhiễm, do uống nước lạnh kết hợp với thức ăn mặn khiến cho cổ họng bị ngứa, dẫn đến tổn thương và gây ra viêm. Bên cạnh đó, viêm amidan cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ngứa họng và ho.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa các “vấn đề” ở cổ họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Viêm họng là bệnh phổ biến khắp các lứa tuổi.
Khi bạn tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, uống nước đá, cổ họng sẽ dễ bị ngứa và khó chịu, đồng thời có thể dẫn tới chứng viêm amidan và gây ho. Hậu quả, người bệnh phải uống kháng sinh để điều trị. Vì thế, bạn có thể bảo vệ cổ họng bằng một trong những cách đơn giản dưới đây:
1. Nguồn nhiễm khuẩn tiềm tàng đầu tiên là bàn chải đánh răng. Vì khi để qua đêm, bàn chải có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn và tạo nên những vấn đề ở cổ họng, miệng.
Các nhà khoa học khuyến cáo, mỗi sáng, trước khi đánh răng, bạn hãy nhúng bàn chải vào một ly nước muối nóng, nhằm giúp tẩy sạch các loại vi khuẩn bám trên bàn chải.
2. Lá đinh hương là chất khử trùng tự nhiên và rất có ích trong việc chữa trị viêm họng. Chỉ cần nhai một lá đinh hương vào mỗi buổi sáng là đã có thể bảo vệ cổ họng trước các loại vi khuẩn.
3. Nếu không thích mùi vị của lá đinh hương, bạn có thể thay thế bằng cách nhai từ năm - 6 lá húng quế vào mỗi buổi sáng. Húng quế cũng được biết đến về hiệu quả tuyệt vời trong việc bảo vệ cổ họng.
4. Một phương thuốc rất đơn giản là trộn khoảng 3-4g nước ép củ gừng tươi với 5ml mật ong và uống vào mỗi buổi sáng, sau khi đánh răng. Bài thuốc này giúp bảo vệ cổ họng cả ngày.
Uống nước ép củ gừng tươi với mật ong và uống vào mỗi buổi sáng để bảo vệ họng.
5. Một loại thảo dược có thể giúp bảo vệ cổ họng là nghệ. Củ nghệ có đặc tính chống dị ứng, giúp bảo vệ cổ họng chống lại các nguồn lây bệnh do dị ứng. Để đạt hiệu quả, bạn hãy uống nửa tách nước nóng hòa với 5g muối và một nhúm bột nghệ. Sử dụng bài thuốc này vào mỗi tối, đặc biệt trong những mùa dễ bị dị ứng, để bảo vệ cổ họng.
6. Tập thói quen súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi tối, trước khi đi ngủ và sau khi đánh răng. Thói quen này rất tốt, giúp tẩy sạch cổ họng và miệng, đồng thời giúp bảo vệ cổ họng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
7. Nhiều người thường bị những vấn đề về cổ họng và ống cuống phổi do không khí ô nhiễm. Trường hợp này, chỉ cần nhai một miếng đường thốt nốt nhỏ, sẽ mang lại lợi ích đáng kể. Đường thốt nốt giúp tẩy sạch bụi bặm, các chất kích thích khác trong cổ họng và trong các ống cuống phổi.
Tránh đồ lạnh, ăn đồ dễ tiêu: Khi bị đau họng, bạn nên ăn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, táo,... và đồ ăn dễ tiêu như súp, bún, phở để tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ các tổn thương vùng họng mau lành. Đặc biệt, người đau họng cần tránh ăn đồ khô cứng, đồ uống lạnh, rượu bia và chất kích thích. Người bị bệnh viêm họng cũng nên uống nhiều nước để giảm bớt triệu chứng khô, khó chịu ở cổ họng.
Một số phương thuốc dân gian bạn có thể áp dụng khi bị viêm họng
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm họng, ngoài những phương pháp vệ sinh cổ họng trên thì bạn có thể áp dụng một số vị thuốc, thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp hết đau họng.
- Lấy quả kha tử (giống quả trám, có thể mua ngoài chợ), sao lên, sau đó sắc uống. Bệnh sẽ nhanh khỏi.
- Hằng ngày nên pha một tách trà nóng và thêm mật ong, vắt nửa quả chanh vào nước uống. Loại nước này sẽ giúp màng nhầy của bạn co lại. Hãy sử dụng cách này một ngày 2 lần và dùng trong ngày và làm đều các ngày trong tuần đảm bảo hiệu quả sẽ vô cùng bất ngờ.
- Bạn cũng có thể sử dụng rễ cam thảo pha với nước để súc miệng. Bạn có thể mua rễ cam thảo ở dạng bột hoặc chất chiết xuất.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
