8 điều bạn chưa biết đằng sau sự tiêu hóa của cơ thể

Bạn đã quen với cụm từ "quá trình tiêu hóa thức ăn" nhưng chắc chắn bạn chưa nắm được những quy trình cũng như bản chất của hoạt động này.

Những điều bạn chưa biết về quá trình tiêu hóa của cơ thể

Quá trình tiêu hóa liên quan đến việc phá vỡ các thức ăn trong đường tiêu hóa thành các thành phần dễ hấp thu cho cơ thể. Toàn bộ đường tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các cơ quan khác như tuyến tụy, gan và túi mật.


Ảnh minh họa.

1. Mất bao nhiêu thời gian để tiêu hóa protein?

Protein được tiêu hóa bắt đầu từ dạ dày. Tại đây nơi axit clohydricpepsinogen tạo ra pepsin - một enzyme giúp phân hủy protein. Thời gian cần để tiêu hóa protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả nhiệt độ của thức ăn, thời gian bạn ăn, lượng protein, nồng độ axit trong dạ dày và nồng độ của pepsin. Tùy thuộc vào từng cá nhân mà quá trình tiêu hóa protein có thể phải mất 24-72 giờ.

2. Bắt đầu quá trình tiêu hóa khi nào?

Quá trình tiêu hóa được bắt đầu ngay khi bạn ngửi thấy mùi thức ăn hoặc thậm chí khi bạn nghĩ tới thực phẩm, Các tuyến trong miệng bạn khi đó sẽ nhanh chóng tiết ra nước bọt. Trong nước bọt có nước, điện giải, chất nhầy và một số enzym, bao gồm amylase... Các chất nhầy trong nước bọt giúp bôi trơn thực phẩm và làm cho chúng dính vào nhau. Các enzym bắt đầu để phá vỡ các thức ăn để đưa xuống dưới.


Ảnh minh họa

3. Lượng vitamin cơ thể tiêu hóa được là bao nhiêu?

Ruột non là cơ quan chính diễn ra sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các cơ quan khác như tuyến tụy và túi mật tiết ra dịch tiêu hóa đưa vào ruột non. Trong điều kiện bình thường, cơ thể sẽ tiêu hóa và hấp thụ 92-97% các vitamin từ thực phẩm bạn ăn. Nếu bạn mắc một bệnh tiêu hóa nào đó hoặc gặp trục trặc trong sự hấp thụ chất dinh dưỡng thì tỉ lệ này sẽ thấp hơn.

4. Chất béo có thể được tiêu hóa trong miệng không?

Sự tiêu hóa chất béo thích hợp dựa trên sự hiện diện của mật - một chất dịch tiêu hóa sản xuất bởi gan và được lưu trữ trong túi mật. Túi mật phát hành mật vào ruột non khi có chất béo. Chính vì vậy mà chất béo không bị tiêu hóa trong miệng mà quá trình tiêu hóa chất béo được bắt đầu từ ruột non.

5. Mất bao lâu để tiêu hóa một loại vitamin?

Thời gian cần để tiêu hóa vitamin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả loại dạng vitamin (thuốc hay dung dịch nước...) và độ tinh khiết của vitamin. Viên thuốc vitamin thường mất khoảng 4-6 giờ. Vitamin dưới dạng viên nang có thể mất khoảng 1,5 giờ. Vitamin ở dạng chất lỏng được tiêu hóa nhanh hơn so với các hình thức khác, chỉ mất khoảng 1 giờ.


Ảnh minh họa

6. Chất nào giúp kích thích tiêu hóa thực phẩm khó tiêu hóa?

Sự hiện diện của chất xơ trong đường tiêu hóa của bạn sẽ giúp thức ăn được trộn với nước và tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng đi tiêu, tránh táo bón. Chính vì vậy, chất xơ được coi là có lợi cho quá trình tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị bạn cung cấp 14gram cho mỗi 1.000 calo bạn ăn.

7. Cơ thể có tiêu hóa chất xơ hay không?

Cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ, nhưng điều đó không có nghĩa là các carbohydrate không có giá trị dinh dưỡng. Chất xơ có thể làm giảm nguy cơ táo bón, từ đó giảm nguy cơ bị bệnh trĩ. Chất xơ cũng giúp ngăn ngừa cholesterol cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Vì cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ nên nó di chuyển qua hệ thống tiêu hóa của bạn cho đến khi nó bị loại bỏ khỏi cơ thể. Phải mất khoảng 6-8 giờ cho thức ăn đi qua dạ dày và ruột non và sau đó nó vẫn còn trong ruột già của bạn trong vài giờ nữa. Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm ra khỏi cơ thể có thể mất một vài ngày. Thời gian vận chuyển chính xác của chất xơ phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và những chất khác có mặt trong hệ thống tiêu hóa.


Ảnh minh họa.

8. Amylase có thể tiêu hóa protein?

Amylase là một enzyme được sản xuất trong tuyến tụy và tuyến nước bọt trong miệng của bạn. Amylase giúp phá vỡ tinh bột để cơ thể có thể tiêu hóa chúng đúng cách. Các enzyme không đóng vai trò trong tiêu hóa protein. Các enzyme kích hoạt tiêu hóa protein được gọi là pepsin và được phát hành trong dạ dày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News