8 lầm tưởng về thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo đem lại nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên với nhiều người thụ tinh nhân tạo vẫn còn là điều rất mới mẻ và có những ngộ nhận sai lầm về phương pháp này.

Những quan niệm sai lầm về thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Vì bất kỳ lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên.

Sự rụng trứng được điều khiển bởi hormone và trứng đã thụ tinh sẽ được đưa vào tử cung. Người được thụ tinh được tiêm thuốc kích trứng để kích thích trứng lớn. Việc này được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ về y tế, sử dụng lượng hormone vừa đúng, sau đó sẽ bác sĩ tiến hành siêu âm để phát hiện những trứng lớn.

Khi trứng lớn, chúng sẽ được hút ra khi đã chín nhưng chưa tự phóng. Hormone gondotropins, loại hóc môn gây tắt kinh nguyệt của người được dùng để kích thích rụng trứng. 36 giờ sau, bào tương (chứa tế bào trứng) sẽ được lấy ra bằng đường âm đạo (bằng kim và siêu âm). Các trứng trong bào tương sẽ được thụ tinh với tinh trùng đã lấy từ trước, và 2 trứng đã thụ tinh sẽ được đưa lại vào tử cung người phụ nữ.

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp cứu cánh cho những cặp đôi hiếm muộn, vô sinh. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có không ít những hiểu lầm mà rất nhiều cặp đôi gặp phải, gây cản trở cho hành trình tìm đến con yêu.

Sai lầm 1: Thụ tinh ống nghiệm là giải pháp cho tất cả các cặp đôi vô sinh

Thực tế: Sai

Thụ tinh ống nghiệm là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản trong quá trình điều trị vô sinh với những trường hợp người mẹ gặp vấn đề về trứng rụng, người mẹ bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Không phải tất cả các nguyên nhân gây vô sinh đều có thể thụ thai bằng phương pháp này.

Sai lầm 2: Thụ tinh ống nghiệm là giải pháp cuối cùng cho người vô sinh

Thực tế: Sai

Đôi khi đó là lựa chọn đầu tiên để hỗ trợ thụ thai với những người bị tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc những người gặp vấn đề về tuổi tác ở nam giới khi tuổi đã cao.

Sai lầm 3: Thụ tinh ống nghiệm chỉ dành cho người giàu

Thực tế: Sai

Mặc dù phương pháp này khá tốn kém nhưng chi phí cho một ca thụ tinh ống nghiệm không hề tăng nhiều trong suốt những năm qua. Nó còn ít hơn các thủ thuật y khoa khác như phẫu thuật tim hay thay khớp.

Sai lầm 4: Cứ thụ tinh ống nghiệm là thành công

Thực tế: Sai

Tỷ lệ thành công ở phương pháp này là 40%. Tỷ lệ thành công phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác của người phụ nữ, trình độ bác sĩ, nội tiết tố…

Sai lầm 5: Thụ tinh ống nghiệm luôn dẫn đến song thai, đa thai

Thực tế: Sai

Cơ hội mang song thai, đa thai là có thể xảy ra tuy nhiên không phải tất cả. Các bác sĩ sẽ chuyển 1 phôi, 2 phôi, hay 3 phôi tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình. Và không phải tất cả những phôi này đều sống sót.

Sai lầm 6: Thụ tinh ống nghiệm dễ khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh

Thực tế: Sai

Nguy cơ dị tật với những ca thụ tinh trong ống nghiệm có tăng nhẹ (1,3 lần) so với thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, dị tật bẩm sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi mẹ, môi trường sống, chế độ ăn uống nghèo nàn…

Sai lầm 7: Thụ tinh ống nghiệm chỉ dành cho người trẻ

Thực tế: Sai

Thụ tinh ống nghiệm được thực hiện ngay cả với những phụ nữ đã mãn kinh (xin trứng), vì vậy nó không hề giới hạn tuổi tác.

Sai lầm 8: Thụ tinh ống nghiệm rất nguy hiểm

Thực tế: Không hẳn

Nếu bạn thực hiện ở những bệnh viện lớn, tay nghề bác sĩ cao thì nó không hề quá nguy hiểm. Chỉ 1-2% số bệnh nhân gặp trục trặc trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm do hội chứng quá kích buồng trứng. Nguy cơ này hoàn toàn có thể giám sát được với những bác sĩ có tay nghề cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 03/02/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 25/01/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 25/01/2025
Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Đăng ngày: 25/01/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News